Trưng bày 'Ngựa thồ' C-130 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự

Người dân Thủ đô chuẩn bị tận mắt tham quan "ngựa thồ" C-130 - máy bay vận tải cỡ lớn của quân đội Mỹ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp khai trương tại phường Tây Mỗ và Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), nằm sát Đại lộ Thăng Long. Hiện vật có kích thước lớn đặc biệt này có tuổi đời gần 70 năm, đã trải qua rất nhiều công đoạn hết sức vất vả để có mặt được ở Hà Nội, trong đó có các quy trình tháo dỡ, vận chuyển và lắp ráp. Tiếp nhận C-130 về trưng bày ở Hà Nội là mong mỏi của nhiều thế hệ cán bộ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Bởi đây là hiện vật thể hiện thắng lợi vĩ đại của dân tộc, chiến lợi phẩm quan trọng mà Quân đội Nhân dân Việt Nam thu được khi đánh thắng Đế quốc Mỹ.
Đây là chiếc C-130 – chiếc máy bay vận tải được trang bị cho Không quân và Hải quân Mỹ năm 1956 để tham chiến tại Việt Nam.

Không hề giống các hiện vật thông thường được trưng bày trong bảo tàng. Thuộc thế hệ C-130 đầu tiên, sử dụng động cơ phản lực cánh quạt Allison T56 ba lá. Còn được mệnh danh là “Ngựa thồ 34 tấn” -  phương tiện vận tải đường không chủ lực của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, Việt Nam thu được 7 chiếc máy bay C-130 và đã bổ sung ngay vào lực lượng phục vụ cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam.

Hành trình về Hà Nội từ thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1.700 km, nhưng thực tế, đội vận tải đã phải chọn quãng đường hơn 1.800 km, bởi phải tránh tất cả các cầu trọng tải yếu, các đường có cua gấp, dốc cao, hay các trạm soát vé. Tổng cộng đã có 10 xe vận chuyển và hộ tống, chưa kể sự hỗ trợ của cảnh sát giao thông và kiểm soát quân sự từng địa phương, các đoàn tiền trạm đo đạc, khảo sát.

13 năm trước, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã nhận quyết định chuyển giao máy bay C-130 về làm hiện vật trưng bày. Nhưng bảo tàng tại 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình không đủ diện tích. Khi dự án Xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại Nam Từ Liêm hoàn thành, người dân Thủ đô có thể thoải mái nhìn tận mắt, sờ tận tay chiến lợi phẩm quan trọng mà Quân đội Nhân dân Việt Nam thu được khi đánh thắng Đế quốc Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương giữ nguyên tên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia, cấp tỉnh/thành phố, khu du lịch quốc gia sau sáp nhập.

Vào tối 12-13/4, khán giả Thủ đô có cơ hội hoà mình vào không gian văn hoá, nghệ thuật Tây Nguyên với chương trình âm nhạc "Tiếng gọi Cao nguyên" và vở ca kịch "Khát vọng Dam Săn"

Sự kiện “Gặp gỡ, giao lưu truyền thông Việt Nam - Trung Quốc” có ý nghĩa hữu nghị đặc biệt, nhân dịp này ra mắt bộ phim tài liệu "Con đường phát triển" về lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Nhiều di tích, ngôi đình nằm sâu trong những ngõ nhỏ, đã dần phôi pha, mờ nhạt nhưng chính nghệ thuật đã giúp những di tích này tìm lại hơi thở của mình, kể lại những câu chuyện huyền thoại một cách sinh động.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị giữ nguyên đượctên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh/thành phố đã được công nhận.