Trai Triều Khúc tô son điểm phấn múa con đĩ đánh bống

Mùng 9-12 tháng Giêng âm lịch, dân làng Triều Khúc rủ nhau đi hội, ngả nghiêng với điệu múa trống bồng độc đáo "con đĩ đánh bồng" của các trai làng.

Anh Nguyễn Huy Tuyền, Chủ nhiệm CLB trống bồng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) mô tả: "Điệu múa này đòi hỏi người múa phải lẳng lơ như một người phụ nữ thực thụ, thế nên là nó rất khó. Lúc đầu mình vào mãi mới múa được, còn không dám múa đâu vì nó ngượng quá. Mãi về sau mới quen dần và không ngượng nữa".

Để hóa thân thành những cô gái duyên dáng, trai làng phải chít khăn mỏ quạ, đánh phấn tô son, mặc váy đụp đen, yếm tua màu

Nguồn gốc của điệu múa bắt nguồn vào thế kỷ thứ 8. Vua Phùng Hưng, trước khi vây hãm và hạ thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay), đã đóng quân tại làng Triều Khúc. Để khích động tướng sĩ và cũng là giải trí cho quân binh, ngài đã cho binh lính đóng giả gái, ăn mặc sặc sỡ, đeo trống múa bồng.

Dù có ở nhiều nơi, nhưng chỉ riêng Triều Khúc giữ được nguyên vẹn hồn cốt và thần thái điệu múa bồng.

Múa bồng có khoảng 30 điệu, với ba động tác chính: đánh trống bồng đi ngang, uốn tay như bông hoa và vuốt xuống tang trống. Người múa phải thể hiện được nét lẳng lơ của người con gái, lại vẫn toát được phong thái nam nhi, tinh thần thượng võ.

Những chàng trai trong đội múa phải là dân gốc của làng, dung mạo sáng sủa.

Những chàng trai trong đội múa phải có khả năng múa uyển chuyển, thể hiện được sự đong đưa trong ánh mắt, nụ cười với bạn diễn khi múa bồng. Họ còn phải là trai ngoan, không dính tệ nạn xã hội, gia đình sung túc. 

Điệu múa "con đĩ đánh bồng" không chỉ được biểu diễn trong các lễ hội làng Triều Khúc mà còn được định hướng là một trong những sản phẩm du lịch văn hoá đặc sắc của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.

Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.