Phát hiện chín bộ di cốt cổ ở Nghệ An
Cuộc khai quật do Bảo tàng Nghệ An phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng các chuyên gia đến từ Khoa Khảo cổ học và Nhân học (Đại học Quốc gia Australia) đã phối hợp tiến hành.
Nhiều hiện vật quý có niên đại tiền sử, gồm: rìu đá, mảnh tước, chày nghiền, bếp và các mảnh xương động vật đã được tìm thấy tại hai hố khai quật có tổng diện tích gần 20m². Những hiện vật này được xác định thuộc về cư dân cổ từng sinh sống ven biển miền Trung Việt Nam cách đây hàng nghìn năm.

Đáng nói, đoàn khảo cổ đã phát hiện 9 bộ di cốt người tiền sử nằm dưới độ sâu khoảng 3m so với mặt đất tại hố số 2. Phần lớn các di cốt được táng theo tư thế bó gối, phân bố dày đặc, cách nhau khoảng 50cm; trong đó có 3 di cốt được xếp chồng lên nhau và ngăn cách bởi lớp đất mỏng, xung quanh là các lớp vỏ nhuyễn thể. Ở một số di cốt còn phát hiện đồ trang sức làm từ vỏ sò, vỏ ốc, cho thấy cư dân thời kỳ này đã có tín ngưỡng và trình độ chế tác thủ công khá phát triển.
Theo đánh giá bước đầu của các chuyên gia khảo cổ học, việc phát hiện nhiều hiện vật, đặc biệt là khu mộ táng lần này là một trong những phát hiện quan trọng, góp phần làm sáng tỏ thêm giá trị lịch sử - văn hóa của khu vực Quỳnh Văn - vốn được biết đến là một địa điểm khảo cổ quan trọng với nhiều phát hiện có ý nghĩa về thời tiền sử. Các hiện vật và di cốt sau đợt khai quật này sẽ được các chuyên gia đưa đi kiểm định carbon phóng xạ - C14 để xác định niên đại và nghiên cứu sâu về nền văn hóa Quỳnh Văn. Đoàn chuyên gia sẽ đề xuất một đợt khai quật quy mô lớn hơn trong thời gian tới sau khi có kết quả kiểm định.

Văn hóa Quỳnh Văn thuộc hậu kỳ thời đại đá mới, niên đại mở đầu vào khoảng 6.000 năm và kết thúc vào khoảng 4.000 năm cách ngày nay. Nền văn hoá này phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh; thuộc loại hình di tích cồn sò điệp, có độ dày 5 - 6m, diện tích rộng, cách biển khoảng 1 - 10km.
Năm 2017, di chỉ khảo cổ học Quỳnh Văn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia.
Theo TTXVN


Tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đang diễn ra triển lãm với chủ đề “Đại thắng mùa xuân qua những trang sách”.
Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam 21/4 là sự kiện văn hóa ý nghĩa với những người yêu sách và cộng đồng xã hội. Các hoạt động hưởng ứng ngày này đã góp phần khơi dậy văn hoá đọc, tiếp cận tri thức, xây dựng xã hội học tập.
Sinh viên Việt Nam, Nga, Lào, Belarus, Mông Cổ và Trung Quốc lần đầu tiên được tự tay vẽ trứng phục sinh, cùng khám phá văn hoá Nga cũng như chia sẻ phong tục đón Lễ Phục sinh của các nước.
Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” tại Hội trường Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh (Di tích lịch sử Dinh Độc Lập) tối 20/4.
Cùng với đầu tư cơ sở vật chất đẹp và hiện đại cho thư viện trường, nhiều hoạt động, cách làm hay đã được các trường học tại Hà Nội triển khai, góp phần lan tỏa văn hóa đọc.
Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.
0