Độc đáo chương trình nghệ thuật 'Di sản hội tụ'

Đến tour đêm Văn Miếu tối qua, ngày 18/11, khán giả có cơ hội trở về không gian văn hóa thời Nguyễn với các trò chơi cung đình, nghe nhã nhạc, thưởng thức các điệu múa chốn hoàng cung. Đó là chương trình nghệ thuật ý nghĩa mang tên 'Di sản hội tụ' do Trung tâm Hoạt động văn hóa giáo dục Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.

Tại chương trình “Di sản hội tụ”, khán giả đã được chứng kiến sự hội tụ của hai di sản: Văn Miếu – Quốc Tử Giám với trải nghiệm Tour đêm và di sản văn hóa cố đô Huế với các tiết mục nghệ thuật truyền thống. Sự hội tụ của hai đơn vị gìn giữ di sản một lần nữa khẳng định những nét tương đồng trong phát huy giá trị di sản hiện nay.

Mở màn chương trình là bộ phim 3D mapping  “Tinh Hoa Đạo Học” đã tạo lên một không gian nhà Thái Học lung linh, huyền ảo trong đêm. Đây là tác phẩm được lấy cảm hứng từ những giá trị di sản văn hóa tại khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám gắn liền với đạo học của dân tộc xuyên suốt qua nhiều thế kỷ.

Tiếp theo đó, khán giả được thưởng thức những tiết mục đặc sắc là di sản phi vật thể thế giới như: Đại nhạc Tam luân cửu chuyển, Múa cung đình Trình tường tập khánh, Lục cúng hoa đăng, Tiểu nhạc Phú lục địch… và các tác phẩm âm nhạc sáng tác mới trên chất liệu cung đình.

Bên cạnh các tiết mục đặc sắc, khán giả còn được tham gia trò cung đình độc đáo như: trò Xăm hường, trò Bài vụ, trò Đầu hồ, trò thả thơ và viết tặng Thư pháp… Các trò chơi này ban đầu từ cung đình triều Nguyễn, sau đó được truyền ra dân gian, trở thành thú vui tiêu khiển của người dân Huế xưa.

Chương trình nghệ thuật “Di sản hội tụ” cũng chính là cơ hội giao lưu, quảng bá văn hóa giữa các đơn vị bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam và khẳng định mục tiêu khai thác không gian di sản về đêm thành sản phẩm du lịch đặc trưng. Chương trình cũng đem đến cho du khách những trải nghiệm ấn tượng về văn hóa Huế trong không gian di sản Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.

“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.

UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.

Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.