Chuyến tàu điện 'Say xẩm' của người trẻ Hà Nội

Trong một không gian gần gũi, thân thiện, nhiều bạn trẻ đã hòa mình vào các hoạt động đa dạng, gắn với xẩm tàu điện, đậm chất cổ xưa của Hà Nội 36 phố phường trong chương trình có tên gọi "Say xẩm".
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Chương trình do các bạn sinh viên trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật - Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức tối 15/6. 

Không có sân khấu hoành tráng, sân khấu của "Say xẩm" được  làm trong không gian nhỏ của quán Phố Hàng với khung cảnh Hà Nội xưa. 

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phương tiện di chuyển của Hà Nội chủ yếu là xe tay kéo, tàu điện. Bối cảnh đó sản sinh ra xẩm tàu điện, đây cũng chính là chất riêng của xẩm Hà Nội.

Sân khấu của "Say xẩm" được  làm trong không gian nhỏ của quán Phố Hàng với khung cảnh Hà Nội xưa

Chuyến tàu điện "Say xẩm" ở Phố Hàng đưa hành khách đi qua những ga tàu kí ức về Hà Nội. Đặc biệt, chương trình còn mang đến những câu chuyện, góc nhìn của các nghệ sĩ xẩm ở nhiều thế hệ khác nhau. 

Những người tổ chức, những nghệ sĩ biểu diễn, những khán giả của chương trình tàu điện "Say xẩm" phần lớn đều là những người trẻ thuộc thế hệ 2K. Họ trải nghiệm những làn điệu cổ, những dụng cụ âm nhạc của Xẩm, và cả những chuyện Hà Nội 36 phố phường… Cứ như vậy tình yêu xẩm đã được gieo vào trong mỗi người.

Có một thời, xẩm tàu điện gắn liền với những câu chuyện tình, hay tâm trạng của du khách đi tàu và cuộc sống nghèo khổ của người lao động. 

Còn ngày nay, dưới góc nhìn và thể hiện của người trẻ Hà Nội, tiếng xẩm không còn là âm nhạc, mà còn là văn hóa, phương thức giao tiếp mới, tạo ra nhiều tiếng cười, niềm vui.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Khoảng 200 tài liệu, hình ảnh về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng, hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sẽ được trưng bày tại Triển lãm trực tuyến Hải cảng xưa.

Lễ hội thả diều làng Bá Dương Nội được xếp hạng Di tích văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận nghề làm diều sáo truyền thống.

Lễ hội bơi làng Đăm đã trở lại sau 7 năm gián đoạn, mang đến không khí sôi động trên dòng sông truyền thống của phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm.

Hội thảo khoa học, triển lãm “Trang phục và Cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ vua Đinh” đã được Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức vào ngày 7/4.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với gia đình họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm: “Hành trình Huỳnh Phương Đông” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Kỷ niệm 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025).

Về với đất Tổ thắp nén tâm nhang tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước là tâm nguyện của nhiều người Việt Nam và cả kiều bào đang sinh sống, làm việc, học tập ở khắp nơi trên thế giới.