Ấn tượng chương trình nghệ thuật áo dài 'Nơi tôi sinh ra'
Không tách rời ý nghĩa đạo học tinh hoa của dân tộc, chương trình nghệ thuật là cuộc du hành cùng áo dài từ Bắc vào Nam, đến những vùng đất mà các nhà thiết kế sinh ra lớn lên, thấm đẫm văn hoá gốc và sáng tạo nghệ thuật từ nguồn cội của chính mình. Nón lá làng Chuông (Hà Nội), thổ cẩm Zèng (Thừa Thiên Huế), thổ cẩm Jrai (Gia Lai), gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), khăn Piêu (dân tộc Thái Điện Biên), và cả món mì Quảng (Quảng Nam) đã xuất hiện trên sân khấu của chương trình. "Nơi tôi sinh ra" giới thiệu các tiết mục đặc sắc giới thiệu tà áo dài Việt Nam trong âm nhạc, ánh sáng nghệ thuật và vũ đạo đẹp mắt. Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Nội, ký ức về mùa đông Hà thành đã in sâu vào tâm trí của nhà thiết kế Trịnh Bích Thủy. Những thiết kế áo chần bông kết hợp với áo dài đã được chị mang đến chương trình với bao cảm xúc.
Câu chuyện áo dài được kể bằng chính những cảm xúc của các nhà thiết kế về nơi mà họ sinh ra. Điểm đặc biệt ở cội nguồn chính là sự thu hút, không chỉ riêng đối với nhà thiết kế mà đối với tất cả mọi người. Đích hướng đến của những nhà thiết kế chính là đưa áo dài trở thành một di sản. Theo nhà thiết kế Minh Hạnh, tổng đạo diễn chương trình, câu chuyện di sản không chỉ là câu chuyện của những năm về trước mà chính là vấn đề quan trọng cho cả hiện tại và tương lai.
Khán giả đã được nghe, được xem câu chuyện kể thông qua các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế đến từ nhiều vùng, miền khác nhau trong không gian nghệ thuật của âm nhạc và ánh sáng. Đây cũng là sản phẩm khởi động cho chuỗi các dự án của Văn Miếu trong việc kết hợp tour đêm Văn Miếu với nhiều hoạt động văn hóa nhằm tăng tính trải nghiệm cho du khách nhằm mục đích góp phần từng bước hiện thực hóa ý tưởng đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành không gian sáng tạo, một điểm đến quen thuộc của công chúng yêu di sản và văn hóa nghệ thuật.
Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.
UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.
Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.
Hội đồng chấp hành UNESCO đã nhất trí ghi danh “Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân” của Việt Nam vào danh mục ký ức thế giới vào hồi 23:00 ngày 10/4/2025 tại Paris.
Từ những hình chạm khắc trên các trống đồng Đông Sơn, hình ảnh con thuyền đã gắn liền với đời sống hàng ngày và công cuộc giao thương suốt lịch sử Việt Nam. Ngày nay, một số chiếc thuyền đang được trưng bày tại Bảo tàng Phạm Huy Thông.
Cuốn sách "Kể chuyện Cụm tình báo H.63 anh hùng" tái hiện những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ tình báo đã ra mắt tại Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga (Hà Nội) vào tối 10/4.
0