Văn Miếu - Quốc Tử Giám ra mắt hệ thống vé điện tử
Ưu điểm nổi bật của hệ thống vé điện tử là giúp du khách mua vé online dễ dàng, khi đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám chỉ cần quét mã QR để đi qua cổng soát vé đem lại sự thuận tiện cho du khách.

Ngoài ra, với hệ thống vé điện tử, du khách cũng có thể đặt trước vé, mua vé phục vụ các đoàn khách du lịch đông người, dễ dàng tra cứu lịch sử mua vé, lịch sử sử dụng, tra cứu hóa đơn và lưu trữ vé dưới nhiều hình thức linh hoạt, tránh được trường hợp mất vé.
Du khách trải nghiệm các hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thông qua sử dụng Thẻ du lịch thông minh.
Cũng nhân dịp này, du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thông qua sử dụng Thẻ du lịch thông minh.
Đây là một sản phẩm nằm trong hệ sinh thái du lịch thông minh tích hợp nhiều tính năng như Napas, Internet banking, thanh toán điện tử, tra cứu thông tin du lịch hay nhận ưu đãi, tích điểm khi mua sắm…
Đặc biệt, Thẻ du lịch thông minh cũng được liên thông, tích hợp với Ứng dụng Du lịch Việt Nam của Tổng cục Du lịch. Du khách cài đặt, sử dụng ứng dụng Du lịch Việt Nam sẽ được hỗ trợ tìm kiếm thông tin du lịch an toàn, thông tin về các dịch vụ du lịch, phản ánh tới cơ quan chức năng về chất lượng dịch vụ, quản lý tour du lịch, cùng nhiều tiện ích hỗ trợ mua sắm vé máy bay, đặt phòng, thanh toán điện tử…
Việc ra mắt hệ thống vé điện tử và sản phẩm chuyển đổi số trong hoạt động du lịch là những nỗ lực của Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhằm tạo ra các sản phẩm mới hấp dẫn, giàu tính công nghệ và tiện ích, qua đó nâng cao trải nghiệm của khách du lịch và thu hút du khách đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng và du lịch Thủ đô nói chung.
Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức đã ra mắt không gian Thư quán và Tọa đàm “Thư pháp và Graffiti: Từ khác biệt đến đồng cảm”. Buổi Tọa đàm đã đưa đến cái nhìn tổng quát và khách quan về hai loại hình nghệ thuật Thư pháp và Graffiti, giúp đưa hai loại hình nghệ thuật này đến gần công chúng hơn, mang lại cho người xem cảm giác mới lạ và có cái nhìn về chúng theo chiều hướng tích cực, gần gũi.


Triển lãm “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng” đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ là hoạt động trưng bày mà còn là hành trình ngược dòng ký ức. Từng bức ảnh, từng dòng chữ, từng kỷ vật... tất cả góp phần tái hiện sinh động bức tranh tổng thể của mùa Xuân đại thắng.
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức và nghệ nhân triển khai chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.
Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.
Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.
Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
0