Triều Tiên và những vụ phóng tên lửa "nguy hiểm"

Lần đầu tiên sau 70 năm kể từ khi tạm thời phân chia ranh giới bán đảo Triều Tiên, Bình Nhưỡng phóng tên lửa vào phạm vi gần lãnh hải của Hàn Quốc.

Theo thông báo trước đó của quân đội Hàn Quốc, Triều Tiên đã phóng ít nhất 3 tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông bán đảo Triều Tiên, trong đó một tên lửa đã bay qua Giới tuyến phía Bắc (NLL) với Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953. Tên lửa đã rơi xuống vùng biển quốc tế, cách đất liền Hàn Quốc 57 km về phía đông , quân đội Hàn Quốc cho biết.

Một cuộc tranh cãi xung quanh biên giới

Giới tuyến phía Bắc (NLL) do Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc, đứng đầu là Mỹ thiết lập vào cuối Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) với mục đích ngăn chặn các cuộc đụng độ ngẫu nhiên giữa miền Bắc và miền Nam. Bình Nhưỡng gọi đường phân giới được miền Nam công nhận là không hợp lệ, coi đó là đường ranh giới do các lực lượng Liên hợp quốc đơn phương thiết lập . Thay vào đó, Triều Tiên công nhận "Đường phi quân sự hóa" ở phía nam NLL.

Cheong Seong-chang, nhà nghiên cứu tại Viện Sejong, cho biết: “Được khuyến khích bởi năng lực hạt nhân của mình, Bình Nhưỡng có thể tuyên bố NLL là vô hiệu".

Biên giới trên biển liên Triều là nơi xảy ra các cuộc đụng độ trong những năm gần đây. Vào năm 1999, một tàu tuần tra của Triều Tiên đã mạo hiểm tiến sát NLL gần 10 km về phía nam, nhưng đã rút lui sau một cuộc đọ súng cướp đi sinh mạng của một số người Triều Tiên. Vào tháng 11 năm 2010, Bình Nhưỡng đã tấn công đảo Yeonpyeong gần NLL, giết chết 4 người Hàn Quốc và làm dấy lên lo ngại về xung đột toàn diện.

Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn chứ không phải một hiệp ước hòa bình. Về mặt kỹ thuật, miền Bắc và miền Nam vẫn còn chiến tranh.

"Vùng đệm"

Tại hội nghị thượng đỉnh lịch sử ở Bình Nhưỡng vào năm 2018, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đồng ý thiết lập "vùng đệm" dọc theo biên giới trên bộ và trên biển của họ, bao gồm cả NLL, để giảm căng thẳng và ngăn ngừa sự đối đầu.

Các khu vực này kéo dài trên chiều rộng 5 km ở hai bên đường phân giới. Seoul và Bình Nhưỡng đã cam kết không thực hiện các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn ở đó và không thực hành bất kỳ cuộc bắn đạn thật nào. Seoul đã tuyên bố các cuộc tập trận pháo binh gần đây của Triều Tiên là một "sự vi phạm rõ ràng" đối với thỏa thuận năm 2018.

Những thông tin mới nhất của Triều Tiên diễn ra khi Seoul và Washington tiến hành cuộc tập trận không quân chung lớn nhất trong lịch sử của họ, mang tên "Bão táp Cảnh giác" với sự tham gia của hàng trăm máy bay chiến đấu.

Các cuộc diễn tập của Mỹ và Hàn Quốc khiến Bình Nhưỡng tức giận, vốn coi đây là những cuộc diễn tập cho một cuộc xâm lược. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un sử dụng lập luận này để bảo vệ các vụ phóng tên lửa của mình, gọi đó là "biện pháp đối phó" cần thiết khi đối mặt với hành động gây hấn của Mỹ.

Các cuộc đàm phán về vũ khí hạt nhân và quan hệ ngoại giao giữa Bình Nhưỡng và Washington đã "sa lầy" kể từ năm 2019.

Vào tháng 9 vừa qua, Triều Tiên đã thông qua một học thuyết mới khiến vị thế cường quốc hạt nhân của nước này trở nên "không thể đảo ngược" và chấm dứt hy vọng các cuộc đàm phán về các chương trình hạt nhân của nước này.

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.

Từ vị thế một trong những nhân vật quyền lực nhất của phe cực hữu châu Âu và ứng cử viên sáng giá trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2027, sự nghiệp chính trị của bà Marine Le Pen đang đứng trước thử thách lớn.

Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa. Những biện pháp này không chỉ châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại, mà còn làm lung lay niềm tin vào hệ thống thương mại tự do mà Mỹ từng dẫn dắt.

Tòa án Hiếp pháp Hàn Quốc ngày 4/4 đã ra phán quyết phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol, đánh dấu bước ngoặt chính trị quan trọng của vị Tổng thống 64 tuổi.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện đối với các đối tác thương mại của Mỹ, vấp phải sự chỉ trích của nhiều quốc gia và khu vực, gây lo ngại về nguy cơ leo thang cuộc chiến thương mại toàn cầu nếu các đối tác thương mại của Mỹ quyết định thực hiện các biện pháp đáp trả.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 giờ địa phương, đã công bố các biện pháp thuế quan đối ứng với các đối tác thương mại; ông Trump cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia vào cùng ngày.