"Thích ứng - Linh hoạt" trong Liên hoan Phát thanh toàn quốc năm 2022
Chủ đề của liên hoan lần này là "Linh hoạt chuyển đổi - thích ứng vượt lên". Liên hoan có sự tham gia của 86 đơn vị (bao gồm 63 đài phát thanh - truyền hình (PTTH) tỉnh, thành phố, các đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam, Trung tâm PTTH Quân đội nhân dân, Cục Truyền thông Công an nhân dân, Trung tâm Truyền thông thanh, thiếu nhi).

Liên hoan phát thanh lần thứ XV có số lượng tác phẩm dự thi nhiều nhất từ trước tới nay (hơn 500 tác phẩm). Chất lượng các tác phẩm dự thi năm nay đã được các tác giả và cơ quan chủ quản đầu tư nhiều công sức, chất xám, công nghệ với nhiều tác phẩm có nội dung hay, tác phẩm có sáng tạo, phản ánh các vấn đề đời sống xã hội; chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội...
Có 203 tác phẩm của 86 đơn vị lọt vào vòng chung khảo, gồm 65 tác phẩm thuộc thể loại phóng sự; 37 tác phẩm thuộc thể loại phỏng vấn; 11 câu chuyện truyền thanh; 57 chuyên đề phát thanh; 33 kịch truyền thanh; 34 chương trình phát thanh trực tiếp.
Điểm mới trong Liên hoan Phát thanh năm nay là Ban Tổ chức quyết định tổ chức thi và trao giải Giọng Vàng, nhằm phát hiện và tôn vinh những phát thanh viên/người dẫn chương trình có giọng đọc, dẫn chương trình phát thanh xuất sắc; trao giải cho 2 thể loại: Kỹ thuật dàn dựng xuất sắc, và thể loại Ứng dụng nền tảng số.
Vòng chung khảo Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV năm 2022 được tổ chức từ ngày 31/7 đến ngày 7/8. Lễ khai mạc được tổ chức từ 20h ngày 4/8, Lễ bế mạc tổ chức từ 20h ngày 6/8 tại Nhà hát TPHCM.
Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch TPHCM Dương Anh Đức cho biết Liên hoan Phát thanh toàn quốc năm 2022 sẽ là cơ hội để Thành phố quảng bá hình ảnh, thể hiện sự trở lại mạnh mẽ sau dịch COVID-19.
"TPHCM và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện tốt nhất để Liên hoan Phát thanh được tổ chức thành công, để lại nhiều ấn tượng. Đây cũng là cơ hội để những nhà báo phát thanh chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ và trở lại đầy sức sống của TPHCM sau dịch COVID-19, là điểm đến đáng nhớ của khách du lịch trong và ngoài nước", ông Dương Anh Đức chia sẻ.


Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức và nghệ nhân triển khai chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.
Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.
Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.
Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
0