"Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường" lần thứ II, chuẩn bị diễn ra tại Thanh Hóa

Ban tổ chức cho biết, Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II tổ chức tại tỉnh Thanh Hóa, năm 2020 là một sự kiện văn hóa quy mô lớn, được tổ chức tại vùng đất trung tâm văn hóa người Mường - Thanh Hóa, hướng đến Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18.11.1930 - 18.11.2020); thể hiện sự tôn vinh văn hóa một tộc người giàu truyền thống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc anh em.
Với sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên 6 tỉnh, thành phố gồm Thanh Hóa, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Bình Phước và mời Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giao lưu.
Đây là dịp để giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường tới bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển du lịch.
Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường như: Liên hoan văn nghệ quần chúng; Trình diễn trang phục truyền thống dân tộc; Diễn tấu cồng chiêng dân tộc Mường; Trình diễn nghề dệt thủ công dân tộc Mường; Trình diễn, giới thiệu nghi thức sinh hoạt văn hóa dân tộc Mường mô phỏng một cách khái quát đặc trưng văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc Mường, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các yếu tố tích cực và loại bỏ yếu tố tiêu cực, lạc hậu, không còn phù hợp với đời sống văn hóa hiện nay.; Triển lãm “Đặc trưng văn hóa dân tộc Mường trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”; Hoạt động thể thao quần chúng dân tộc Mường gồm: Vật cổ truyền, tung còn, bắn nỏ, kéo co, đánh mảng, đẩy gậy..
Các tiết mục nghệ thuật, trình diễn tại Ngày hội được lựa chọn mang đậm nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc Mường, tổ chức hoạt động mang tính cộng đồng, đề cao vai trò chủ thể văn hóa, giao lưu văn hóa, đảm bảo yếu tố bảo tồn, tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với các yếu tố tiến bộ của thời đại; góp phần tạo dựng một sân chơi văn hóa, thể thao và du lịch thật sự bổ ích của cộng đồng dân tộc Mường.


Triển lãm “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng” đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ là hoạt động trưng bày mà còn là hành trình ngược dòng ký ức. Từng bức ảnh, từng dòng chữ, từng kỷ vật... tất cả góp phần tái hiện sinh động bức tranh tổng thể của mùa Xuân đại thắng.
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức và nghệ nhân triển khai chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.
Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.
Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.
Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
0