Liên hoan múa Rồng tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm

(HanoiTV) - Sáng 3/10, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm đã diễn ra Liên hoan nghệ thuật múa Rồng - Hà Nội năm 2020 với sự tham dự của 13 đội múa Rồng các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.
Nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, chào mừng Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ 17, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật múa Rồng - Hà Nội vào sáng 3-10, tại khu vực không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.
Dù sáng nay, thời tiết Hà Nội đôi lúc có mưa song không làm giảm đi nhiệt huyết của thành viên các đội múa Rồng.
Chương trình mở màn bằng các màn biểu diễn trống hội và biểu diễn âm nhạc chào mừng. Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền khẳng định, Liên hoan nghệ thuật múa Rồng Hà Nội năm 2020 là hoạt động văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa, tạo không khí vui tươi trong đời sống văn hóa tinh thần người dân thành phố, chào mừng các sự kiện trọng đại của Thủ đô và đất nước. Qua đó, quảng bá, giới thiệu đến công chúng cũng như bạn bè quốc tế về nghệ thuật múa Rồng, một loại hình nghệ thuật đặc sắc mang đậm sắc màu dân gian và nét đẹp văn hóa Thủ đô.
Đây là lần thứ 6 thành phố Hà Nội tổ chức Liên hoan nghệ thuật múa Rồng. Mỗi đơn vị tham gia trình diễn một tiết mục, thời lượng từ 5 - 7 phút, trong đó có sử dụng một hoặc nhiều mô hình Rồng kết hợp múa Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phượng) trên nền nhạc, lời bình suốt quá trình biểu diễn để truyền tải chủ đề, thông điệp cụ thể.
Các màn múa Rồng, Lân đã tái hiện các sự kiện lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc; ca ngợi đất nước, con người Việt Nam, Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình suốt bề dày 1010 năm lịch sử, trên con đường hội nhập và phát triển.
Theo quan niệm dân gian, rồng là linh vật tượng trưng cho sự oai hùng, mạnh mẽ và linh thiêng. Khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, nhà vua đã đổi tên thành Đại La thành Thăng Long - có nghĩa là Rồng bay - tượng trưng cho khát vọng về xây dựng kinh đô, đất nước hùng cường.
Liên hoan Nghệ thuật múa Rồng là một hoạt động văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa xã hội sâu sắc, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Thủ đô, đồng thời giới thiệu tới du khách trong nước và bạn bè quốc tế về một trong những loại hình nghệ thuật đặc sắc, mang đậm màu sắc dân gian, niềm tự hào của nhân dân Thủ đô.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với gia đình họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm: “Hành trình Huỳnh Phương Đông” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Kỷ niệm 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025).

Về với đất Tổ thắp nén tâm nhang tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước là tâm nguyện của nhiều người Việt Nam và cả kiều bào đang sinh sống, làm việc, học tập ở khắp nơi trên thế giới.

Cờ người là một trong số những trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các dịp lễ hội của Việt Nam, không đơn thuần là bộ môn thể thao giải trí mà còn là môn thể thao trí tuệ mang đậm bản sắc dân tộc.

Những ngày này, hàng triệu trái tim của những người con đất Việt từ mọi miền Tổ quốc đều hướng về đất Tổ, tự hào về nguồn cội con Lạc, cháu Hồng, bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước.

UBND phường Hàng Gai và nhân dân phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội đã tổ chức lễ dâng hương nhằm tưởng nhớ những công ơn to lớn của Nguyên phi Ỷ Lan.

Được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng có sức lan tỏa, trường tồn cùng sự phát triển của dân tộc.