Khai mạc trưng bày chuyên đề "Ngày Độc lập 2-9".

Hơn 150 tài liệu, hiện vật, hình ảnh tiêu biểu, được lựa chọn, trưng bày thể hiện qua 2 chủ đề "Sức mạnh dân tộc" và "Ngày Độc lập 2-9".
Chủ đề "Sức mạnh dân tộc" giới thiệu đến công chúng những tài liệu, hiện vật, hình ảnh tiêu biểu gồm các nghị quyết, chỉ thị, những sưu tập báo chí, truyền đơn, vũ khí, cờ… thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ Mặt trận Việt Minh, mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị, giai cấp, đã đoàn kết một lòng, tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám thành công.
Chủ đề "Ngày Độc lập 2-9" giới thiệu những tài liệu, hiện vật, hình ảnh về sự kiện ngày 2/9/1945 và sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gồm hình ảnh, tài liệu, hiện vật về Lễ Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Quốc kỳ, Quốc ca, Hiến pháp, sưu tập tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (hay còn gọi là giấy bạc Cụ Hồ), tem thư… cùng ký ức, những câu chuyện kể của một số nhân chứng lịch sử. Đặc biệt, lần đầu tiên trưng bày giới thiệu đến công chúng hai cuốn sổ tay ghi chép các công việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 2/9/1945 đến ngày 17/10/1945.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Nguyễn Văn Đoàn cho biết, thông qua trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn góp phần giúp công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về mốc son lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, giá trị của độc lập, tự do… từ đó góp sức mình vào vào công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trưng bày sẽ diễn ra đến hết tháng 12/2020.
Tại Lễ khai mạc trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng đã tổ chức tiếp nhận một số hiện vật do các cá nhân, cộng tác viên bảo tàng trao tặng. Ông Trần Ngọc Quyên, nguyên Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức trao tặng 2 phù điêu của Cộng hòa Dân chủ Đức phát hành năm 1960, dành tặng thưởng cho những người có nhiều hoạt động ủng hộ phong trào Việt Nam và 1 Huy chương Hồ Chí Minh của Ủy ban Đoàn kết Cộng hòa Dân chủ Đức phát hành năm 1980 nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.
UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.
Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.
0