Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII sẽ diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội
Đại hội sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ VII; xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ VIII (2019 - 2024); báo cáo về việc không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; hiệp thương chọn cử Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VIII.
Tại đại hội sẽ có 12 Diễn đàn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình với các chủ đề cụ thể: Thanh niên Việt Nam yêu nước, bản lĩnh; Thanh niên Việt Nam sáng tạo, khởi nghiệp; Thanh niên Việt Nam sống đẹp, sống có ích; Thanh niên Việt Nam tình nguyện vì cộng đồng; Thanh niên Việt Nam khỏe thể chất, vững kỹ năng, chủ động hội nhập quốc tế; Xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam vững mạnh.

Đại hội công bố công trình thanh niên nhiệm kỳ là 16 công trình sinh hoạt cộng đồng tặng 16 dân tộc thiểu số dưới với quy mô dân số 10.000 dân.
Tham dự Đại hội có 1.000 đại biểu là những cán bộ, Hội viên, thanh niên ưu tú đại diện cho hơn 9,9 triệu Hội viên thanh niên Việt Nam với độ tuổi bình quân là 35,3 tuổi; đại biểu trẻ nhất là 16 tuổi.
Trong số 1000 đại biểu dự Đại hội, có 151 đại biểu đương nhiên là Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2014 – 2019; 800 đại biểu hiệp thương từ Hội LHTN Việt Nam các tỉnh, thành phố, các Hội, Câu lạc bộ trực thuộc T.Ư Hội LHTN Việt Nam, các Hội thành viên tập thể, Ban Thanh niên Quân đội, Đoàn Thanh niên Bộ Công an; 49 đại biểu chỉ định.
Có 193 đại biểu là thanh niên dân tộc, 110 đại biểu là thanh niên tín đồ tôn giáo. Trình độ học vấn của đại biểu: có 01 đại biểu có học hàm Giáo sư; 3 đại biểu có học hàm Phó Giáo sư, 34 đại biểu có học vị Tiến sĩ, 218 đại biểu có học vị Thạc sỹ, 615 đại biểu có học vị Đại học, Cao đẳng, 33 đại biểu có trình độ Trung cấp.


Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.
Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.
Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.
0