Ảnh: Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng Hội nghị văn hoá toàn quốc 2021








Chương trình diễn ra tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) và truyền trực tiếp trên VTV1 vào tối qua 21.11. Tới dự và thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc biệt có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lâm Thị Phương Thanh; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban công tác đại biểu thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; lãnh đạo Bộ VHTTDL; lãnh đạo Ban, Bộ, Ngành, Đoàn thể Trung ương và Thành phố Hà Nội...
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự chương trình
Tự hào văn hóa Việt Nam
, lấy giá trị văn hóa, con người làm nền tảng và sức mạnh nội sinh bảo đảm sự phát triển bền vững, Niềm tin và khát vọng đã đưa người nghe đến với dòng chảy cảm xúc thiêng liêng, được
. .
Ngay phần mở đầu, hoạt cảnh phức hợp Bình minh đất Việt như một Lời tựa, thể hiện sự khởi đầu mới của một dân tộc từ khi có Đảng lãnh đạo mà người dẫn dắt là Chủ tịch Hồ chí Minh. Sự ra đời của bản Đề cương văn hóa năm 1943 đã xác định văn hóa là một trong ba mặt trận cách mạng (chính trị, kinh tế và văn hóa).
Đường chúng ta đi là Giai đoạn Văn hóa cách mạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các tiết mục múa Đường chúng ta đi; hát múa Đất nước lời ru; Liên khúc hát múa Thắm hoa núi rừng, Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi; hoạt cảnh chèo Quê tôi đổi mới; múa Hoa Đăng, Gùi nắng gội mưa, Dạ khúc đêm trăng, Đất Phương Nam, Bài ca thống nhất… cùng các hình ảnh tư liệu nhắc tới những mốc quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam, đó là Nghị quyết 05 Khóa VIII của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều thế hệ nhạc sĩ. Quen thuộc, nhưng vẫn lâng lâng xúc động khi được nghe ca khúc Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người của nhạc sĩ Trần Kiết Tường qua dàn nhạc hợp xướng và giao hưởng cùng với các giọng ca Tiến Lâm, Vũ Thắng Lợi, Xuân Hảo, Lê Anh Dũng, Phúc Tiệp…
Chương trình khép lại với liên khúc Những trái tim Việt Nam và Cùng bước tới vinh quang được . Sức mạnh ấy càng được khẳng định trong thời điểm hiện nay khi mà toàn dân, toàn quân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đang chung sức đồng lòng trong công tác phòng, chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Xúc động khi được cất lên tiếng lòng…
.. Để tái hiện quá trình phát triển của văn hóa là quá lớn lao trong phạm vi của một chương trình nghệ thuật, vì vậy, ê kíp sáng tạo đã phải trăn trở để tìm ra con đường riêng độc đáo, vừa làm nổi bật tư tưởng của chủ đề, vừa khoe được những “đặc sản” đa dạng và phong phú về văn hóa, với mong muốn tạo một sân khấu ca múa nhạc tổng hợp mang nhiều màu sắc mới lạ, hấp dẫn.
NSƯT Đỗ An, người viết nhạc cho tiết mục hợp xướng và hoà tấu nhạc cụ dân tộc Đất gọi chia sẻ: “Xây dựng chương trình đúng vào thời điểm mà đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường nên nghệ sĩ chúng tôi phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về công tác phòng, chống dịch. Với tinh thần “Quyết liệt hành động, khát vọng cống hiến”, trong thời gian qua, các đơn vị, các nghệ sĩ, diễn viên luôn cố gắng không ngừng nghỉ. Chúng tôi đã triển khai kế hoạch tổ chức các chương trình nghệ thuật đặc sắc cổ vũ, góp phần nâng cao sức mạnh tinh thần nhân dân vượt qua đại dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Nhiều chương trình, tiết mục nghệ thuật hay, có chủ đề tư tưởng, chất lượng tốt đã kịp thời truyền tải những thông điệp có ý nghĩa được gửi đến lực lượng tuyến đầu chống dịch và nhân dân cả nước. Anh chị em nghệ sĩ chúng tôi luôn thấm thía lời dạy của Bác Hồ: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
.


Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.
Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.
Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.
0