Trí tuệ nhân tạo gây tranh cãi về vấn đề bản quyền

Với tốc độ phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) như hiện nay, ngoài lĩnh vực sáng tạo nội dung, các chương trình máy tính hiện tại đã giúp ích, thậm chí có thể nói là "lấn sân" sang lĩnh vực nghệ thuật, cho phép tạo ra các tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh với chất lượng rất cao chỉ trong vài giây. Loạt công cụ AI giúp tạo ra hình ảnh chỉ từ vài lời gợi ý đã làm nổ ra một cuộc tranh cãi: những tác phẩm này có bản quyền hay không, và nếu có chúng sẽ thuộc về ai?

Vừa qua, Văn phòng Bản quyền Mỹ (USCO) đã ban hành quyết định hạn chế đăng ký bản quyền cho “Zarya of the Dawn”, một tiểu thuyết đồ họa bao gồm một phần hình ảnh được tạo ra với sự hỗ trợ của AI.

Tác giả Kris Kashtanova, lần đầu tiên đăng ký bản quyền cho cuốn tiểu thuyết đồ họa dài 18 trang vào ngày 15/9/2022. Kashtanova đã mô tả tác phẩm, trong đó có văn bản gốc cùng với những hình ảnh nổi bật của nhân vật chính trong nhiều phong cảnh hậu khải huyền. Tuy nhiên, việc đăng ký có khả năng bị hủy bỏ sau khi Văn phòng bản quyền Mỹ USCO biết được tuyên bố của Kashtanova về việc cuốn tiểu thuyết đồ họa được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo. USCO đã trích dẫn Bản tóm tắt các hoạt động của cơ quan Bản quyền Mỹ, trong đó nêu rõ bản quyền sẽ bị từ chối đối với bất kỳ tác phẩm nào không phải do con người tạo ra. USCO đã mời Kashtanova gửi các lập luận cho thấy lý do chính đáng tại sao việc đăng ký nên được duy trì.

Kashtanova đã tuyên bố quyền tác giả của toàn bộ “Zarya”, mặc dù sử dụng nền tảng AI Midjourney để tạo từng bảng hình ảnh riêng lẻ. Kashtanova lập luận rằng việc sử dụng Midjourney tương tự như các công nghệ khác mà các nghệ sĩ sử dụng để tạo ra các tác phẩm biểu cảm. 

Cô Kashtanova cho biết: “Tôi sử dụng Midjourney nhằm xác định tư thế và góc nhìn, cũng như vị trí đặt cạnh nhau của các yếu tố hình ảnh trong mỗi bức ảnh, không giống như cách một nhiếp ảnh gia chọn và đóng khung đối tượng của bức ảnh. Mỗi hình ảnh là kết quả của một quá trình sáng tạo trong đó người nghệ sĩ hướng dẫn Midjourney lặp đi lặp lại hàng trăm biến thể của hình ảnh trung gian cho đến khi đạt được kết quả mong muốn và một số hình ảnh thậm chí còn được tôi tinh chỉnh trực tiếp hơn bằng cách sử dụng Adobe Photoshop.”

Mặt khác, Kashtanova cũng tranh luận rằng ngay cả khi một số hình ảnh riêng lẻ trong tác phẩm không được bảo hộ bản quyền, thì toàn bộ cuốn tiểu thuyết đồ họa vẫn có thể được bảo hộ dưới dạng một bộ sưu tập.

USCO cuối cùng đã tuyên bố Kashtanova vẫn có thể được bảo hộ bản quyền các phần trong cuốn sách mà cô ấy đã viết bao gồm bố cục ảnh mà cô đã sắp xếp trong cuốn sách. USCO kết luận rằng, dựa trên hồ sơ trước đó và hiểu biết hiện tại của họ về nền tảng Midjourney cũng như cách Kashtanova sử dụng nó, Kashtanova không có đủ quyền kiểm soát đối với kết quả đầu ra để đủ tư cách là tác giả. USCO cũng xác định rằng mặc dù về mặt lý thuyết, việc chỉnh sửa hình ảnh do Kashtanova thực hiện có thể nhận được sự bảo hộ, nhưng vẫn là chưa đủ để USCO đánh giá chúng.

Kể từ khi các công cụ AI trở nên phổ biến trong năm qua, cộng đồng nghệ thuật đã có nhiều phản ứng mạnh mẽ. Một số người nói rằng những công cụ này có thể hữu ích. Nhưng người phản đối cho rằng tác phẩm của họ đang bị sử dụng trái phép để đào tạo các hệ thống này, với mục tiêu cuối là mang lại lợi nhuận tài chính.

Theo giới quan sát, việc bất kỳ ai cũng có thể tạo ra những tác phẩm mô phỏng chính xác tác phẩm nghệ thuật "thật", và các công ty có thể thoải mái tạo ra, cũng như bán những tác phẩm nhái lại đứa con tinh thần của các tác giả gốc vẫn đang còn sống, thì việc này sẽ đặt ra những dấu hỏi nghiêm trọng về pháp lý và đạo đức. Liệu những hệ thống sáng tạo nghệ thuật dựa trên AI này có vi phạm luật bản quyền hay không hiện là một câu hỏi phức tạp mà các chuyên gia cho rằng sẽ cần phải có quy định cụ thể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các Bộ trưởng Ngoại giao NATO đã kết thúc hai ngày họp tại Brussels vào ngày 4/4, tập trung vào công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague.

Bộ tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 34% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/4.

Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa. Những biện pháp này không chỉ châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại, mà còn làm lung lay niềm tin vào hệ thống thương mại tự do mà Mỹ từng dẫn dắt.

Các cơ quan liên quan của Myanmar đã có buổi làm việc với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar về kết quả tìm kiếm cứu nạn và giai đoạn tiếp theo trong chiều tối muộn ngày 3/4, tại Thủ đô Naypyidaw.

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.