Hà Nội tu bổ bức phù điêu 'Bắt sống phi công Mỹ'

Sau gần sáu thập niên tồn tại, bức phù điêu "Bắt sống phi công Mỹ" dự kiến sẽ được quận Tây Hồ (Hà Nội) chỉnh trang, tu bổ, tôn tạo trong năm nay.

Cách đây gần 58 năm, ngày 26/10/1967 đã ghi dấu một sự kiện lịch sử: Một chiếc máy bay của không quân Mỹ đã bị tên lửa của bộ đội ta bắn rơi khi oanh tạc nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội). Phi công điều khiển chiếc máy bay này đã nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch và bị bắt sống. Để ghi nhớ sự kiện này, một bức phù điêu đã được dựng lên bên hồ. 

Hơn nửa thế kỷ đã đi qua, dù khi ấy mới chỉ là cậu bé 9 tuổi nhưng ký ức ngày máy bay bị bắn rơi và phi công Mỹ John McCain bị bắt sống ở hồ Trúc Bạch vẫn in đậm trong tâm trí ông Lại Xuân Thọ (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Từng trải qua những năm tháng bom đạn giày xéo nên mỗi khi nhìn thấy bức phù điêu này ông lại càng thấm thía giá trị của hai chữ “hòa bình”.

"Mỗi lần đi qua chỗ tưởng niệm này gợi lại những kỷ niệm sống trong bom đạn. Sống trong hòa bình tôi mong rằng tất cả con người chúng ta luôn luôn tạo cho chúng ta một mối quan hệ trong hòa bình để đem lại niềm vui cho mọi người", ông Lại Xuân Thọ chia sẻ.

 Ký ức ngày máy bay bị bắn rơi và phi công Mỹ John McCain bị bắt sống ở hồ Trúc Bạch vẫn in đậm trong tâm trí ông Lại Xuân Thọ (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Người phi công bị bắt, sau này trở thành Thượng nghị sĩ của nước Mỹ. Thượng nghị sĩ John McCain đã dành ba thập kỷ để thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, đóng góp đặc biệt quan trọng cho quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước.

Nơi này đã trở thành điểm đến thăm của nhiều đoàn khách trong và ngoài nước, đặc biệt là các đoàn ngoại giao của chính phủ Mỹ.

Ông Russell Stout, một cựu chiến binh Mỹ chia sẻ: "Tôi nghĩ ông John McCain đã rất dũng cảm khi về lại Mỹ. Dù có nhiều Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ không cùng suy nghĩ với ông ấy nhưng ông không bỏ cuộc, vẫn tiếp tục thúc đẩy hai nước gắn bó với nhau. Tôi thật sự rất tự hào về ông McCain".

Dù trải qua nhiều lần tu bổ, song bức phù điêu hiện đã bị xuống cấp.

Tồn tại đã gần 6 thập niên, dù trải qua nhiều lần tu bổ, song bức phù điêu hiện đã bị xuống cấp. Vì vậy, quận Tây Hồ đã xây dựng dự án “Chỉnh trang, tu bổ, tôn tạo bức phù điêu “bắt sống phi công Mỹ” với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng.

Bà Bùi Thị Lan Phương, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, cho biết: "Chúng tôi đã tổ chức hội thảo tọa đàm xin ý kiến của các chuyên gia, những người đầu tiên đã thiết kế bức phù điêu, chúng tôi đã trình HĐND tu bổ, tôn tạo bức phù điêu này trong quý IV 2025, sẽ là một trong những công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp, hướng tới 30 năm thành lập quận Tây Hồ".

Theo thiết kế, bức phù điêu dự kiến sau khi tôn tạo sẽ vẫn giữ nguyên thiết kế ban đầu, lùi về phía lan can hồ, tăng thêm kích thước nhưng không quá 1,5 lần, màu sắc giữ nguyên, được làm bằng đá nguyên khối. Không gian xung quanh sẽ được bố trí lại cây xanh, hệ thống chiếu sáng. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội có nhiều công trình cổ kính, độc đáo mang đậm dấu ấn thời gian, gợi lên biết bao kỷ niệm đối với những người xa Thủ đô.

Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức chương trình giao lưu “Dấu ấn vượt thời gian”, nhân kỷ niệm 80 năm cuộc vượt ngục của các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò (3/1945 - 3/2025).

Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Ba Đình sáng 9/3 đã trang trọng tổ chức Lễ hội tưởng niệm ngày hóa Đức thánh Linh Lang Đại vương năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục.

UBND phường Việt Hưng (quận Long Biên) đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đền Kim Quan vào tối ngày 7/3. Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà dự sự kiện.

Lễ kỷ niệm 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được tổ chức vào sáng 5/3, tại cụm di tích đền - chùa - đình Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng.

Hà Nội hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa với gần 6.000 di tích, ứng dụng công nghệ vào bảo tồn và quảng bá di sản, từ đó phát triển kinh tế số.