Không gian văn hóa lịch sử gò Đống Đa
Theo sử sách cũ ghi lại, nơi tọa lạc của gò Đống Đa xưa kia thuộc đất làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Đây cũng là một trong các bãi chiến trường diễn ra trận đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789). Đến nay, khu di tích với nhiều hạng mục kiến trúc ấn tượng, lưu giữ những ký ức lịch sử hào hùng của dân tộc.
Năm 2014, quận Đống Đa đã tu bổ, tôn tạo khu di tích bao gồm các hạng mục chính như:
Tượng Hoàng đế Quang Trung cao 14,65m nặng 200 tấn, được ốp đá hoa cương và phun vảy đồng. Phía sau bức tượng là hai bức phù điêu dài 47m, tái hiện chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn.
Đền thờ Hoàng đế Quang Trung có diện tích 300 m², được xây dựng mô phỏng lại kiến trúc, nghệ thuật thời Nguyễn. Đây cũng là khu vực chính - nơi tổ chức các lễ hội lớn trong năm.
Điểm đặc biệt của khu di tích chính là gò Đống Đa. Như một quả đồi lớn, xung quanh được bao bọc bằng các lớp đá xanh, từ thân đến đỉnh gò là những cây cổ thụ và cây lâu năm xum xuê cành lá. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ được các dấu tích, di tích cổ. Để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, Ban quản lý di tích đang tích cực sử dụng công nghệ hiện đại phục vụ du khách thăm quan.
Công viên Văn hóa Đống Đa không chỉ hấp dẫn bởi là di tích lịch sử nổi tiếng mà nơi đây còn là điểm nhấn về kiến trúc, không gian xanh rộng đẹp của Thủ đô, một địa điểm luôn thu hút du khách.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0