Tây Đằng, ngôi đình như một bảo tàng nghệ thuật dân gian
Đình thờ Tam vị Tản Viên Sơn Thánh, vị thần đứng đầu trong Tứ bất tử của tín ngưỡng Việt, là anh hùng văn hóa, anh hùng dân tộc và là anh hùng trị thủy, được nhân dân tôn vinh là Nam Thiên Thánh Tổ.
Với vẻ đẹp kiến trúc tinh tế và những họa tiết chạm khắc độc đáo, đình Tây Đằng nằm uy nghiêm giữa không gian rộng lớn. Đình được chia làm hai phần chính: Nghi Môn và Đại Bái. Đại đình cùng với hồ bán nguyệt tả hữu phu và Nghi Môn hợp thành một thể thống nhất mang ước vọng cầu mùa no đủ.
Trong đình là những bức chạm khắc sống động với hơn 1.300 chi tiết tinh xảo, độc đáo, mỗi chi tiết là một câu chuyện. Những con rồng uy mãnh, những con phượng rực rỡ, những hình ảnh sinh hoạt đời thường như đốn củi, đuổi hổ, làm xiếc, mẹ gánh con… đều được tái hiện sống động trên từng mảnh gỗ.
Ngôi đình đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt từ năm 2013.
Mỗi khi mùa xuân đến, không khí lễ hội lại rộn ràng khắp đất trời xứ Đoài. Lễ hội đình Tây Đằng được tổ chức từ mùng 10 - 15 tháng Giêng, cứ 5 năm một lần. Lễ hội là dịp để con cháu tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân và cầu mong sự bình an, may mắn cho năm mới. Lễ hội được bắt đầu với những nghi thức trang nghiêm như rước kiệu Thánh Tản Viên - vị thần linh thiêng, cùng với hai tướng Cao Sơn và Quý Minh, qua các con đường làng, mời gọi sự hiện diện của các vị thần, nhằm bảo vệ và mang lại phúc lộc cho dân làng.
Phần hội của lễ hội đình Tây Đằng cũng vô cùng sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. Các trò chơi như: đấu vật, kéo co, cờ tướng, bóng chuyền hơi, bịt mắt đập niêu, chạy hóa trang… thu hút đông đảo người dân tham gia, tạo nên một không gian vui tươi, đậm đà tình làng nghĩa xóm. Các hoạt động văn hóa diễn ra trong không gian linh thiêng tại sân đình cổ đã tạo nên một bức tranh đa sắc màu trong ngày hội.
Lễ hội đình Tây Đằng không chỉ đơn thuần là một sự kiện tâm linh, mà còn là dịp để người dân nơi đây thể hiện tình yêu quê hương, truyền thống văn hóa và niềm tự hào về bản sắc của xứ Đoài. Từng nghi lễ, từng trò chơi dân gian, từng chi tiết trong không gian đình làng đều gắn liền với những giá trị tinh thần của người dân nơi đây qua bao thế hệ.
Chính vì thế, đình Tây Đằng đã trở thành một điểm đến không chỉ của người dân địa phương mà với những người muốn tìm hiểu về văn hóa lâu đời của vùng đất này.


Câu chuyện về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu đã được thể hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra tối 19/5.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh do hai nhà báo Italia chấp bút đã được chuyển ngữ và ra mắt độc giả Việt Nam với tên gọi “Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc”.
0