Chùa Mía, ngôi cổ tự độc đáo xứ Đoài
Chùa Mía nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội gần 50km về phía tây theo quốc lộ 32, tại di tích quốc gia làng cổ Đường Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội).

Chùa Mía, tên chữ là Sùng nghiêm Tự, là một trong số ít những ngôi cổ tự của xứ Đoài vẫn giữ được kiến trúc truyền thống đến tận ngày nay. Đặc biệt, ngôi chùa là nơi trưng bày, gìn giữ và bảo tồn kho báu gồm hàng trăm pho tượng phật 400 năm tuổi dựa theo những câu chuyện về Phật Thích Ca đản sinh – thành đạo và bà chúa Mía đã có công xây dựng, tôn tạo chùa Mía.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, cho biết: "Chùa Mía là đại danh lam nổi tiếng của xứ Đoài. Đây là một trong những ngôi chùa rất nổi tiếng với nhiều tượng phật cổ nhất của Việt Nam, 257 pho tượng với đủ các chất liệu đất, đá, gốm, mộc...".
Vùng đất xây dựng chùa có tên là Cam Giá, tên Nôm là Mía, vì thế, ngoài tên chữ Sùng Nghiêm Tự, người dân còn gọi với tên chùa Mía. Theo văn bia cổ tại chùa, ngôi cổ tự được xây dựng vào năm 1621, cách đây hơn 4 thế kỷ.

Ban đầu chùa chỉ là một ngôi miếu nhỏ. Đến năm 1632, bà Ngô Thị Ngọc Diệu, người vùng Mía, phi tần của chúa Trịnh Tráng, đã kêu gọi nhân dân các làng Đông Sàng, Mông Phụ, Cam Thịnh góp công để tu bổ thành ngôi chùa. Chùa được đổi tên thành chùa Mía vì các làng thuộc tổng Mía.
Ông Nguyễn Trọng An, Phó trưởng phòng Văn hóa - Thể thao thị xã Sơn Tây, cho biết: "Chùa Mía gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết lịch sử của địa phương. Đồng thời, chùa nhận được sự bảo vệ rất lớn của cộng đồng dân cư và chính quyền. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, những tác động của điều kiện chủ quan và khách quan, mà chúng ta vẫn bảo tồn được một di sản cực kỳ quý giá".
Chùa Mía có nguồn gốc cung đình, song lại đậm tính chân quê, lấy sân vườn thoáng đãng ở phía trước làm đối trọng với công trình xây dựng, lấy sự kiệm ước của trang trí kiến trúc để tập trung chú ý vào điêu khắc tượng vô cùng phong phú.

Sự tồn tại của chùa Mía trong không gian văn hóa xứ Đoài không chỉ tạo nên cảnh quan đẹp mà còn góp phần tạo dựng một nếp sống văn hóa cho vùng đất kẻ Mía - Đường Lâm.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0