Những di tích lịch sử cách mạng nổi bật của Thủ đô

Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến hiện còn lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn liền với sự phát triển của Thủ đô và đất nước.

Số 90 phố Thợ Nhuộm (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm) không chỉ là một địa chỉ quen thuộc trên bản đồ di tích của Hà Nội, mà còn là nơi có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Năm 1930, tại chính ngôi nhà này, đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã soạn thảo bản Luận cương Chính trị - văn kiện mang tính bước ngoặt đặt nền móng cho đường lối cách mạng sau này.

Tầng hầm rộng khoảng 6m² của ngôi nhà số 90 Thợ Nhuộm là nơi làm việc của đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Trong không gian này, nhiều tài liệu quan trọng được lưu giữ, từ bản Luận cương Chính trị, Chánh cương vắn tắt đến các ấn phẩm cách mạng như Đường Kách Mệnh. Năm 1960, vào dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, địa điểm này đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử.

Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở và làm việc trong những ngày đầu Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chính tại đây, Người đã soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngôi nhà này vốn là cơ sở kinh doanh của gia đình ông Trịnh Văn Bô - người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. 

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm) là di tích gắn với lịch sử Hà Nội và đất nước, trở thành một địa chỉ đỏ để du khách hiểu hơn về sự hào hùng của dân tộc Việt Nam. 

Lịch sử không chỉ trên sách vở, mà còn hiện hữu sống động trên từng con phố của Hà Nội. Những “địa chỉ đỏ” chứng nhân của lịch sử nhắc nhở các thế hệ hôm nay và mai sau luôn ghi nhớ về công lao của các thế hệ cha ông trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.

Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.

Ngày 1/4/2025, tròn 24 năm ngày nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn về với cát bụi, nhiều người lại thổn thức nhớ đến ngôi nhà xưa ở TP.HCM - nơi ông từng sinh sống và viết nên những bản nhạc ấn tượng.