Nét kiến trúc Tây Tạng ở Hà Nội

Ở ngay trong lòng Thủ đô có một ngôi chùa với đường nét kiến trúc rất đặc biệt, được thiết kế tương tự những ngôi chùa ở vùng núi cao Tây Tạng hay Nepal xa xôi.

Chùa Long Quang có hướng nhìn ra ngã ba sông Tô Lịch, tọa lạc trên vùng đất thôn Vực thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, nên còn được gọi theo địa danh là chùa Vực. Đây là ngôi chùa duy nhất ở Hà Nội được xây dựng theo kiến trúc những ngôi chùa ở Nepal, Ấn Độ...

Chùa Long Quang có diện tích 7.000 m2 với cảnh quan, đường nét kiến trúc đặc trưng của một ngôi chùa ở Tây Tạng. Điểm ấn tượng với du khách là các họa tiết được thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo cùng những vòng tròn mandala đặc trưng. Từ cổng bước vào, giếng chùa được bao quanh bởi hàng lan can bằng đá đẹp và tinh tế, nổi bật là biểu tượng Tài bảo màu đỏ rực rỡ.

Thượng tọa Thích Minh Trí, trụ trì chùa Long Quang, cho biết: "Ngôi chùa có 3 tầng. Tầng dưới gọi là tăng, phục vụ cho chư tăng, tầng 2 tụng kinh để tu tập gọi là pháp. Tầng trên cùng là tháp giác ngộ, đó là Phật. Nhìn vào ngôi chùa như thế này, sẽ có đủ 3 ngôi phật pháp tăng tam bảo. Đặc biệt ngôi chùa này có màu sắc rất rực rỡ, khác với các ngôi chùa khác, bởi màu sắc của Mật giáo rất đặc trưng".

Sinh ra và lớn lên ở vùng này, bà Vân và bà Đạo đều rất tự hào về chùa Long Quang, một điểm du lịch tâm linh của quê hương, đang ngày càng thu hút du khách thập phương tham quan, vãn cảnh chùa.

Chùa Long Quang có bảo tháp trang trí những dải cờ với 5 màu đỏ, trắng, lục, vàng, lam, tung bay trong gió. Những dải cờ này có ý nghĩa là “ngựa gió”, biểu tượng cho sự chuyển hóa cái ác thành cái thiện, chuyển hóa những điều không may thành cát tường.

"Đối với các công trình văn hóa trên địa bàn, chúng tôi  phải duy trì và bảo tồn. Hàng năm phải tu bổ, tôn tạo. Ngoài ra cũng tuyên truyền bằng tờ rơi, các trang mạng, đến người dân trên địa bàn Thủ đô cũng như là khách trong và ngoài nước về chùa Long Quang này, để một ngày không xa, ngày càng có nhiều du khách thập phương đến tham quan", ông Nguyễn Duy Nhật - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, nói.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Câu chuyện về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu đã được thể hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra tối 19/5.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh do hai nhà báo Italia chấp bút đã được chuyển ngữ và ra mắt độc giả Việt Nam với tên gọi “Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc”.