Sức sống mới cho các di sản của Hà Nội

Cột cờ Hà Nội là công trình lịch sử còn nguyên vẹn, cao nhất của Hoàng thành Thăng Long. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính, mà còn là chứng nhân cho những giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước.

Định cư ở nước ngoài từ lâu, nay mới có dịp về thăm Thủ đô, sau khi biết thông tin Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách, chị Lưu Hương Giang đã đưa gia đình mình đến tham quan. 

"10 năm rồi mình không về Việt Nam, trước mình cũng đã từng đến cột cờ này rồi, nhưng chưa được lên trên này. Gia đình mình đi Hoàng thành thì sang tham quan cột cờ Hà Nội luôn, đây là một công trình cổ kính và mình thấy rất đẹp, mang nhiều ý nghĩa lịch sử", chị Lưu Hương Giang, phường Tương Mai, Đống Đa, Hà Nội, cho biết.

Kỳ đài cao vút giữa nền trời xanh trở thành điểm nhấn kiến trúc đầy ấn tượng trong khuôn viên Hoàng thành. Cột cờ Hà Nội đến nay là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích, mang vẻ đẹp kiến trúc đặc trưng với 3 tầng đế vuông vững chãi và tòa tháp thanh thoát vươn cao. Nhưng trên hết, Cột cờ Hà Nội được coi là một trong những biểu tượng tôn nghiêm và mang nhiều giá trị lịch sử của Thủ đô anh hùng. 

Với việc bàn giao toàn bộ mặt bằng từ Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam sang Hoàng thành Thăng Long, nơi đây sẽ được bảo tồn và khai thác tiềm năng du lịch tốt hơn, trở thành điểm nhấn trong hành trình khám phá di sản Hà Nội. Việc mở cửa đón khách tham quan không chỉ nhằm bảo tồn di sản mà còn là cơ hội để giới thiệu giá trị văn hóa của Thủ đô tới du khách trong nước và quốc tế. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.