Khám phá đường thêu nét nhuộm tại đình cổ Tú Thị
Trong không gian đình Tú Thị cổ kính, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm (nghệ sĩ lưu trú chương trình “Tơ óng - Màu cây, Đường thêu nét nhuộm xưa nay”) trực tiếp thực hiện những đường thêu tỉ mỉ, tái hiện lại một số họa tiết, hoa văn dân gian quen thuộc trong văn hóa Việt. Chị tạo nên một “ngôn ngữ thêu” rất riêng nhờ áp dụng kỹ thuật thêu cổ truyền, đặc biệt là tự tay nhuộm chỉ bằng nguyên liệu thiên nhiên. "Màu đỏ được nhuộm từ cánh kiến, màu vàng có thể được nhuộm từ các nguyên liệu như chi tử, hoàng đằng, thậm chí là lá xoài. Ở một không gian tâm linh, chương trình này mang một làn gió mới. Mình cũng mang được những di sản thêu đến cho tương lai", chị Phạm Ngọc Trâm cho biết.
Khách tham quan vừa được chiêm ngưỡng “xưởng thêu mở” rực rỡ sắc màu, vừa quan sát quá trình người nghệ sĩ thực hành sáng tạo. Thông qua bộ sưu tập tranh thêu cổ và góc thư viện sách chuyên khảo, du khách cũng có thể tìm hiểu thêm về nghề thêu truyền thống.
"Tôi thực sự xúc động vì có thể nhìn thấy quá khứ, thấy được lớp trầm tích văn hoá kết hợp với không gian tâm linh. Cô Trâm cũng vẽ tranh bằng những đường chỉ thêu với những màu sắc tự nhiên rất đẹp và sống động", họa sĩ Tạ Huy Long chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, Chủ tịch UBND phường Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), không chỉ ở phường Hàng Gai, mà ở các phường có di tích gắn liền với tổ nghề cũng sẽ tiếp tục thực hiện các dự án gắn với công nghiệp văn hoá đã được nêu rất rõ tại Luật Thủ đô 2024.
Nhân rộng mô hình, khuyến khích tổ chức thêm những sự kiện cộng đồng chính là cách làm hiệu quả để tiếp nối di sản đình cổ Tú Thị nói riêng và làm “sống” lại không gian văn hóa, lịch sử nói chung trên địa bàn thành phố. Đây cũng là cơ hội phát triển kinh tế dịch vụ, xây dựng điểm du lịch giao thoa quá khứ - hiện đại để giới trẻ và du khách thập phương có thêm góc nhìn về Thủ đô văn hiến, là cái nôi cho nhiều nghề truyền thống.


Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.
Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.
Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Phố Phan Huy Ích ở quận Ba Đình hiện còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Đây cũng là địa chỉ ẩm thực được nhiều du khách tìm đến mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô.
Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.
“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.
0