Đình Tường Phiêu là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Đình Tường Phiêu còn gọi là đình Cả. Không chỉ độc đáo về kiến trúc, văn hóa, mỹ thuật, đình Tường Phiêu còn là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo gắn kết với việc phụng thờ vị phúc thần Tản Viên Sơn Thánh. Năm 2018, đình Tường Phiêu vinh dự được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Mỗi năm, ở đình Tường Phiêu tổ chức 4 lễ tiết. Lễ hội Rằm tháng Giêng là lễ hội lớn nhất, được tổ chức để tưởng nhớ ngày sinh của Tản Viên Sơn Thánh. Lễ hội kéo dài 3 ngày, từ 14 đến 16 tháng Giêng; trong đó, nghi lễ rước Thánh ban đêm hết sức thiêng liêng và đặc sắc, có mối quan hệ gần gũi với lễ hội đền Và - một lễ hội lớn vào bậc nhất của dải đất xứ Đoài.
Với những giá trị độc đáo, Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu được công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phúc Thọ, mà còn là cơ hội để giới thiệu, quảng bá văn hóa của Phúc Thọ đến nhân dân cả nước, là động lực và sức mạnh nội sinh đưa Phúc Thọ ngày càng phát triển.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0