Dấu ấn 'đại vượt ngục' năm 1945 của cựu tù Hỏa Lò

Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức chương trình giao lưu “Dấu ấn vượt thời gian”, nhân kỷ niệm 80 năm cuộc vượt ngục của các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò (3/1945 - 3/2025).

Cuộc vượt ngục năm 1945 tại nhà tù Hỏa Lò được coi là cuộc "đại vượt ngục" với quy mô lớn nhất, do các tù chính trị tổ chức thành công với khoảng 100 tù nhân. Những câu chuyện về cuộc vượt ngục này, tại nơi từng được coi là địa ngục trần gian, đã góp phần khơi dậy niềm tự hào về lịch sử của dân tộc.

Cách đây vừa tròn 80 năm, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, chiếm quyền quản lý nhà tù Hỏa Lò. Lợi dụng quân Nhật có nhiều sơ hở trong việc canh phòng, hơn 100 tù chính trị đã vượt ngục bằng nhiều hình thức: "Thăng thiên", "Trèo tường"; "Độn thổ", "Chui cống ngầm"; “Đi qua cửa ngục”, trà trộn vào đoàn người thăm nuôi tiếp tế thoát khỏi nhà tù Hỏa Lò.

Sau khi vượt ngục thành công, các đồng chí nhanh chóng tỏa về các địa phương, kịp thời bổ sung cán bộ lãnh đạo cốt cán, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Ông Trần Kiến Quốc - con trai của đồng chí Trần Tử Bình, người tham gia tổ chức cuộc vượt ngục - kể lại: "Vào ngày 12/3/1945, đồng chí Trần Tử Bình cùng một số đồng chí khi đến trại J thì thấy một nắp cống bê tông. Từ nắp cống này, nhóm tìm được đường thoát ra ngoài. Tù chính trị họp lại, lập kế hoạch vượt ngục qua đường cống ngầm. Cuộc đại vượt ngục với sự tham gia hơn 100 tù chính trị đã thành công, trong đó có các đồng chí: Đỗ Mười, Trần Văn Cử, Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Lam, Đỗ Thị Hạnh... 80 năm đã trôi qua, đa số nhân chứng lịch sử từng tham gia cuộc đại vượt ngục đã không còn. Tuy nhiên, câu chuyện về ý chí chiến đấu, tinh thần cách mạng của các chiến sĩ cách mạng vẫn là ngọn lửa soi đường cho các thế hệ sau".

Hoạt cảnh sân khấu tái hiện lại cuộc vượt ngục của các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò cách đây 80 năm.

Ông Trần Điền, con trai của đồng chí Trần Độ và đồng chí Nguyễn Thị Phúc Hằng - đều là cựu tù Hỏa Lò, đã rất nhiều lần đến nơi này cùng các thành viên trong gia đình. Ông cho rằng, đây chính là nơi ý nghĩa để giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước.

Vượt ngục là hình thức đấu tranh trình độ cao của các chiến sĩ cách mạng. Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, các chiến sĩ phải tranh thủ thời cơ, mưu trí và dũng cảm để thực hiện các cuộc vượt ngục thành công, từ đó tiếp tục chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng chung.

Cuộc vượt ngục thể hiện rõ sự đoàn kết, tinh thần đấu tranh bền bỉ của người Việt Nam. Đó cũng là điều khiến những bạn trẻ đến tham quan, tìm hiểu về nhà tù Hỏa Lò cảm thấy rất khâm phục.

80 năm kể từ khi cuộc đại vượt ngục lớn nhất lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò thành công, giá trị và ý nghĩa của sự kiện này vẫn còn mãi với thời gian. Hỏa Lò hiện nay trở thành di tích lịch sử cách mạng với nhiều hoạt động ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc.

Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò thường xuyên tổ chức các hoạt động, trưng bày, tour đêm với nội dung đặc sắc; trở thành địa chỉ văn hoá, lịch sử có sức hút đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Thủ đô Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Câu chuyện về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu đã được thể hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra tối 19/5.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh do hai nhà báo Italia chấp bút đã được chuyển ngữ và ra mắt độc giả Việt Nam với tên gọi “Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc”.