Argentina phát triển gel loại bỏ sâu răng

Một bác sĩ nha khoa người Argentina đã phát triển một loại gel cải tiến "Remove" - loại bỏ sâu răng mà không cần đến phương pháp khoan hoặc gây mê truyền thống.

Bác sĩ nha khoa người Argentina Fernando Varea cho biết, bước đột phá này đặc biệt quan trọng vì không chỉ loại bỏ cơn đau, mà còn không gây ồn và khó chịu trong các phương pháp điều trị nha khoa.

Bác sĩ nha khoa Fernando Varea chia sẻ: "Đây là loại gel được bôi vào chỗ sâu răng và trong vòng 30 giây, nó sẽ làm mềm phần răng bị sâu, cho phép nha sĩ loại bỏ phần răng bị hư hại bằng một loại thìa rất nhỏ để bệnh nhân không cảm thấy bị áp lực hay sợ hãi như phương pháp khoan”.

Sản phẩm được phát triển với sự hợp tác của nhà công nghệ sinh học Silvina Herrera và phòng thí nghiệm Micro Fit SA, sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm.

Bác sĩ Varea nhấn mạnh rằng, loại gel này có hiệu quả đối với cả sâu răng nông và sâu, khiến nó trở thành giải pháp đa năng cho nhiều nhu cầu nha khoa khác nhau. Gel "Remove" đang được tiếp thị tại Argentina cũng như các quốc gia khác ở Mỹ Latin và Châu Âu.

Varea và nhóm của ông khẳng định rằng, sự tiến bộ này chỉ là khởi đầu cho một loạt các cải tiến sẽ thay đổi cách thực hành nha khoa, giúp nó dễ tiếp cận hơn, thoải mái hơn và ít xâm lấn hơn đối với tất cả bệnh nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.