Giá cacao tăng cao, người Nigeria bỏ phố về quê làm nông
Anh Anyoghe Akwa, một kỹ sư xây dựng có bằng tiến sĩ, từng rời quê để lập nghiệp tại thành phố. Nhưng đến năm 2023, khi giá ca cao bắt đầu tăng mạnh, anh quyết định trở lại Ikom để mở rộng vườn ca cao của gia đình. Anh chia sẻ rằng tuy lớn lên trong gia đình có truyền thống trồng ca cao, nhưng trước đây không hứng thú vì giá chỉ dao động từ 25 đến 35 nghìn naira mỗi bao. Nay, giá đã tăng vọt và lợi nhuận thu được vượt xa thu nhập của anh từ công việc kỹ sư. Nếu đầu tư nghiêm túc và kiên trì, thu nhập từ ca cao còn có thể cao hơn nữa.
Không chỉ riêng Akwa, nhiều người từng làm trong lĩnh vực tài chính – vốn được coi là ổn định và có thu nhập cao – cũng đã rời bỏ công việc cũ để chuyển sang kinh doanh ca cao. Ông Ndubuisi Nwachukwu, cựu nhân viên ngân hàng, nay là đại lý thu mua ca cao, cho biết chỉ trong vài năm làm đại lý, thu nhập của ông đã vượt xa tổng lương từng nhận được từ công việc ngân hàng trước đây.
Theo Tổ chức Ca cao Quốc tế (ICCO), giá ca cao toàn cầu đã tăng từ mức 2.200–2.500 USD/tấn năm 2022 lên gần 11.000 USD vào cuối năm 2024 – mức tăng kỷ lục chưa từng có. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng ca cao tại Bờ Biển Ngà và Ghana – hai quốc gia chiếm 60% sản lượng toàn cầu – sụt giảm nghiêm trọng.
Trong khi Nigeria đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong hơn ba thập kỷ, đồng naira mất giá và hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, thì người trồng ca cao vẫn giữ được nguồn thu ổn định. Thậm chí, chính sự mất giá của đồng nội tệ còn giúp ca cao xuất khẩu từ Nigeria trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
Tại các vùng trồng ca cao trọng điểm, các đại lý thu mua được cấp phép – gọi là LBA – đóng vai trò trung gian then chốt trong việc thu gom, lưu kho và phân phối hàng hóa đến các nhà xuất khẩu, đảm bảo dòng chảy từ nông trại ra cảng biển diễn ra suôn sẻ. Đồng thời, các cơ quan nghiên cứu cũng tích cực tham gia hỗ trợ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hướng đến sự phát triển bền vững cho ngành ca cao Nigeria.
Ông Rasheed Adedeji, giám đốc nghiên cứu chiến lược của Viện nghiên cứu ca cao Nigeria (CRIN), cho biết từ năm 2015 đến 2019, hơn 600.000 giống ca cao đã được cấp phát miễn phí cho nông dân. Ngay cả trong thời kỳ dịch COVID-19, vẫn có thêm khoảng 600.000 cây giống được đưa tới tay bà con. Với những giống mới, sau ba năm đã có thể bắt đầu thu hoạch. Từ những nỗ lực đó, ông tin rằng sản lượng ca cao của Nigeria hiện nay đã tăng đáng kể, thậm chí có thể gấp đôi so với trước đây.
Từng bị lãng quên, ngành ca cao nay trở thành “cứu tinh” cho nhiều người dân Nigeria giữa cơn khốn khó kinh tế. Câu chuyện của những “chàng trai ca cao” không chỉ cho thấy tiềm năng lớn của ngành nông nghiệp khi được đầu tư bài bản, mà còn phản ánh sự chuyển biến trong tư duy lập nghiệp: trở về với đất, với nghề truyền thống không chỉ vì tình yêu quê hương mà còn vì một tương lai kinh tế bền vững.


Trung Quốc và Mỹ đã có cuộc đàm phán kéo dài hai ngày tại Thuỵ Sĩ. Quan chức cả hai nước đều đánh giá cuộc thảo luận là “hiệu quả”, “thẳng thắn” và “mang tính xây dựng”.
Chính quyền Ukraine mới đây cho biết, Nga đã phóng hơn 100 máy bay không người lái vào lãnh thổ Ukraine trong đêm Chủ Nhật 11/5.
Các thị trường chứng khoán trên thế giới đồng loạt tăng điểm trong ngày 12/5, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận giảm mạnh thuế đối với hàng hóa của nhau trong khoảng thời gian 90 ngày.
Ủy viên Quốc phòng Liên minh châu Âu - ông Andrius Kubilius ngày 12/5 đã kêu gọi tăng cường sự hội nhập giữa ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu và Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng gặp trực tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 tới, nhưng chỉ khi Moscow đồng ý ngừng bắn trước.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có mặt tại Tòa án Quận Tel Aviv vào ngày 12/5 để tiếp tục làm chứng trong phiên xét xử tham nhũng kéo dài của mình. Đây là lần thứ 27 ông xuất hiện tại tòa, kể từ khi phiên xét xử bắt đầu vào năm 2019.
0