Trump ngao du vùng Vịnh: Cẩn tắc vô ưu

Trong chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên ở nhiệm kỳ cầm quyền thứ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn tới Ả Rập Xê Út, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UEA) và Qatar. Nguyên nhân là gì?

Trong thực tiễn chính trị thế giới và quan hệ quốc tế, điểm đến thăm chính thức đầu tiên của người mới đảm trách cương vị đứng đầu nhà nước và Chính phủ quốc gia thường được nhìn nhận và hiểu là sự biểu hiện của việc dành ưu tiên đối ngoại hàng đầu cho quốc gia hay đối tác ấy. Đối với ông Trump, ở nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ trước đúng là như vậy, nhưng ở nhiệm kỳ thứ hai này không hẳn vậy.

Ả Rập Xê Út, UAE và Qatar đều là những đồng minh quân sự truyền thống và đối tác chiến lược của Mỹ, chiếm giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược và chính sách của Mỹ đối với khu vực Trung Đông, vùng Vịnh và Bắc Phi. Những triển khai đối ngoại cụ thể của ông Trump và cộng sự kể từ khi người này trở lại cầm quyền ở nước Mỹ đến nay lại báo hiệu và cho thấy ông Trump không dành cho khu vực lớn trên ưu tiên chính sách đối ngoại hàng đầu và cũng chưa định hình ra chiến lược hay chính sách cụ thể, rõ ràng và nhất quán cho khu vực lớn này.

Từ ngay sau khi chính thức trở lại cầm quyền, ông Trump gây chuyện với tất cả các nước trên thế giới, bất kể đấy là đồng minh hay đối tác chiến lược, đối thủ hay địch thủ của nước Mỹ. Ông rất coi trọng việc chuyến thăm nước ngoài đầu tiên phải thành công vang dội, phải là sự kiện thể hiện thế thượng phong của Mỹ, phải đem lại kết quả khiến cho dân Mỹ và dư luận Mỹ phải thật sự tâm phục, khẩu phục tán dương ông Trump thật sự vì "Nước Mỹ trước hết". Nói cách khác, đối tác đến thăm không quan trọng bằng kết quả chuyến thăm và mọi rủi ro về bất đồng quan điểm với Mỹ hay không làm ông Trump hài lòng phải được loại trừ ngay từ đầu. Cẩn trọng như thế thì mới tuyệt đối loại trừ được mọi bất trắc và bất ngờ gây bực bội hay ưu phiền.

Ba vương triều vùng Vịnh trên được ông Trump lựa chọn tới thăm đầu tiên đều không hài lòng về chính quyền Mỹ trước ông Trump. Cả ba nước đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào Mỹ, cần Mỹ đảm bảo an ninh cho chính mình, cần sự hiện diện quân sự trực tiếp của Mỹ ở vùng Vịnh. Họ đều muốn được Mỹ cung ứng vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại. Ả Rập Xê Út muốn hợp tác hạt nhân với Mỹ, UAE cần Mỹ để hiện thực hoá tham vọng trở thành cường quốc thế giới về phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Qatar phải dựa vào Mỹ để tăng cường sức mạnh mềm thông qua vai trò ngoại giao trung gian. Vì vậy, ông Trump chưa tới thăm nhưng đã chắc chắn sẽ có được chuyến thăm rất thành công.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Trung Quốc đã thông báo về việc đạt thỏa thuận tạm đình chỉ các mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày kể từ ngày 14/5, để tiến hành đàm phán. Thỏa thuận tạm thời giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã thổi bừng sinh khí cho thị trường toàn cầu.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 12/5 thông báo rằng, ông vẫn chưa nhận được hồi đáp từ phía Nga đối với đề nghị đàm phán trực tiếp vào ngày 15/5 tới ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc không chiến giữa Ấn Độ và Pakistan xảy ra ngày 7/5, khi Ấn Độ phát động chiến dịch Sindoor, được mô tả là một trong những trận không chiến lớn nhất kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Sự kiện này cũng cho thấy các cuộc không chiến hiện đại giờ đây chủ yếu diễn ra ngoài tầm nhìn và radar được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa, thay thế hoạt động quan sát bằng mắt thường của phi công.

Sân bay Srinagar - điểm giao thông quan trọng tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã mở cửa trở lại và đón các chuyến bay sau nhiều ngày bị gián đoạn vì giao tranh căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan.

Tình hình an ninh tại Thủ đô Tripoli của Libya xuất hiện những diễn biến căng thẳng sau khi một thủ lĩnh vũ trang có ảnh hưởng bị cho là đã thiệt mạng.

Núi lửa Kanlaon tại miền Trung Philippines đã bất ngờ phun trào vào rạng sáng nay, theo giờ địa phương, gây ra cột tro xám khổng lồ cao khoảng 3 km.