Quốc tế phản ứng trước lệnh bắt Thủ tướng Israel từ ICC

Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Trong khi một số quốc gia kêu gọi tôn trọng quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế thì Mỹ và Israel phản đối quyết định này. Các đại diện của Liên minh châu Âu (EU), Italy, Pháp, Hà Lan, Canada, Ireland, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan cho biết tôn trọng quyết định của ICC và có thể thực hiện các lệnh của tòa án.

Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Jordan, Ayman Safadi nhấn mạnh người Palestine xứng đáng có được công lý sau những tội ác chiến tranh mà Israel gây ra tại dải Gaza trong hơn một năm qua.

Lệnh bắt giữ của ICC cũng đặt ra câu hỏi về việc thực hiện các hoạt động nhân đạo của Liên hợp quốc tại Gaza.

Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc Stephane Dujarric cho biết Liên hợp quốc sẽ vẫn giữ liên lạc với những người phải chịu lệnh bắt giữ theo các quy tắc ban hành năm 2013.

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) không có lực lượng cảnh sát riêng để thực hiện các vụ bắt giữ. ICC dựa vào 124 quốc gia thành viên để thực hiện quyết định, với các biện pháp ngoại giao. Vì vậy, động thái của ICC chủ yếu mang tính biểu tượng. Những người bị phát lệnh bắt thường tránh đến những nước này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Nga và Mỹ ngày 10/4 đã tiến hành trao đổi tù nhân mang hai quốc tịch tại Thủ đô Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), tờ Wall Street Journal đưa tin.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông không chờ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Một trận động đất có độ lớn 5,9 đã xảy ra ngoài khơi tỉnh Nam Papua, miền Đông Indonesia trong ngày 10/4.

EU quyết định hoãn thực thi các biện pháp áp thuế trả đũa với Mỹ trong vòng 90 ngày, tạo cơ hội cho đàm phán với Tổng thống Donald Trump.

Các phái đoàn của Nga và Mỹ đã tới thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự vòng đàm phán mới.

Trước những dấu hiệu Nga có thể phát động một đợt tấn công mới, Anh và Pháp đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai lực lượng quốc tế tới Ukraine để giám sát bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai.