Hoàn Kiếm có thêm không gian nghệ thuật công cộng
Từ một con phố ẩm thực nhỏ, khu phố Tống Duy Tân đã được quy hoạch, cải tạo đồng bộ, với không gian hiện đại, xanh, sạch, đẹp, trở thành điểm đến lý tưởng cho nhân dân và du khách khi tới Thủ đô bởi giá trị lịch sử lâu đời với cái tên “Cấm Chỉ”, với truyền thuyết về Chúa Chổm hay Vua Lê Trang Tông.
Điểm nhấn trong dự án đưa văn hoá nghệ thuật vào không gian công cộng này là bức tượng người đàn ông gánh phở và cổng chào lấy cảm hứng từ cổng thành Đại Hưng.
Hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn, giám tuyển dự án, chia sẻ: “Dự án này là gạch nối với hai dự án trước, nhấn mạnh vào giá trị văn hoá Thủ đô cũng như tạo thêm một không gian nghệ thuật văn hoá công cộng có sức hút với công chúng”.
Tuyến phố văn hoá ấm thực, sau khi chỉnh trang, diện mạo rực rỡ với ánh sáng của hơn 300 đèn lồng được treo trên cây, lấy cảm hứng từ tranh dân gian Hàng Trống, cổng chào trục Hàng Bông lấy ý tưởng từ hình ảnh nhà ống phố cổ Hà Nội "mái ngói thâm nâu”. Toàn bộ mặt đường, vỉa hè được lát đá tự nhiên. Hệ thống chiếu sáng hiện đại. Có biển báo chỉ dẫn du lịch.
Chị Nguyễn Thái Dương, chủ hộ kinh doanh tại phố Tống Duy Tân, cho hay: “Tôi cảm thấy vui và phấn khởi khi mà tuyến phố Tống Duy Tân được thay đổi một diện mạo mới. Cảm ơn chính quyền đã quan tâm và tạo điều kiện cho khu phố của mình".
Dự án chỉnh trang tuyến ngõ Hàng Bông - phố Tống Duy Tân là một lời khẳng định mạnh mẽ về sự trân trọng di sản văn hóa ngàn năm của Hà Nội, có tính kết nối với dự án nghệ thuật ở phố Phùng Hưng, phố Cửa Nam mới hoàn thành, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa đa dạng của Thủ đô.


Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.
Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất được mệnh danh là “đệ nhất cổ tự” của Hà Nội, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt.
Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.
Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.
Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.
Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
0