Giữ hồn cho phố
Người đàn ông gánh gánh phở trên vai. Hình ảnh này chỉ còn trong trí nhớ của những người Hà thành tuổi trung niên. Nhìn bức tượng phở gánh, ký ức tuổi thơ cùng ông nội gánh phở bán xuyên đêm lại hiện về trong trí nhớ ông Vũ Hùng.
Ông Vũ Hùng, phố Tống Duy Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chia sẻ: “Khi tôi nhìn bức tượng này là tôi nhớ ngay đến tuổi thơ của tôi theo ông tôi bán phở gánh hằng đêm. Thường phở gánh bán buổi đêm, buổi tối chứ không phải ban ngày. Bán để phục vụ cho những người đi chợ đêm, người dân hoặc công nhân thợ làm đêm, làm ca".
Hình ảnh người đàn ông gánh phở là điểm nhấn của tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân. Tác phẩm do họa sĩ Thế Sơn và nhà điêu khắc Trần Quốc Thịnh sáng tạo, có chiều cao 1,6m, bằng đồng, tạo hình người đàn ông bán phở với quang gánh, bếp than, nhằm giới thiệu và tôn vinh giá trị của phở Hà Nội.
Hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn cho hay: “Một tác phẩm về gánh phở rong gợi lại cho chúng ta chính khu phố này, chính công chúng ở khu vực này có thể cảm thấy tự hào về nguồn gốc văn hoá, văn hoá ẩm thực của Hà Nội".
Quận Hoàn Kiếm có nhiều hoạt động để bảo tồn, lưu giữ những giá trị kiến trúc, lịch sử qua các công trình nghệ thuật. Chỉ còn vài ngày nữa, những công đoạn cuối cùng của đài phun nước Con Cóc tại vườn hoa Diên Hồng sẽ hoàn tất.
Trải hơn 120 năm, đài phun nước này đã xuống cấp trầm trọng, rễ cây đa từ bên trong gây nứt vỡ, xô lệch kết cấu. Các chuyên gia nhận định đây là công trình "có một không hai" vì toàn bộ phần trên là kiến trúc châu Âu, trong khi bên dưới mang đậm tính Á Đông. Dù nhỏ, công trình có ý nghĩa lớn về kiến trúc và là điểm nhấn đô thị.
Đài phun nước vườn hoa Con Cóc không phải di tích nhưng được quận Hoàn Kiếm triển khai tu bổ bài bản và ứng xử như với một di tích để giữ được nguyên vẹn giá trị kiến trúc, lịch sử của công trình. Việc hoàn thành tu bổ đài phun nước Con Cóc sẽ góp phần hoàn thiện mảnh ghép cuối cùng trong việc cải tạo vườn hoa Diên Hồng - một trong số ít vườn hoa có giá trị về lịch sử và kiến trúc tại trung tâm Hà Nội, đóng vai trò quan trọng trong kết nối hoàn chỉnh không gian kiến trúc cảnh quan vườn hoa Lý Thái Tổ, quảng trường Ngân hàng Nhà nước, khu vực hồ Gươm và phụ cận.


Triển lãm tranh “Con đường tôi đi - My way” là tổng kết xuyên suốt con đường mà NSƯT Ngọc Linh đi qua từ thời kháng chiến chống Pháp cho tới hiện nay, khi ông bước sang tuổi 95.
Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.
Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.
Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.
Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.
Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.
0