Vai trò của trí thức trẻ trong bối cảnh mới
Hội thảo có hai chủ đề chính gồm: Chủ đề thứ nhất là "Nâng cao chất lượng công tác phát triển Đảng trong sinh viên” - đây là một chủ đề mang tính chiến lược, nhằm tập trung vào việc bồi dưỡng và phát triển lực lượng sinh viên, với tư cách là trí thức trẻ, cần phải hiểu rõ và nắm bắt được những xu hướng phát triển của thế giới, để từ đó có thể đóng góp một cách có hiệu quả vào sự phát triển của đất nước. Việc nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong sinh viên không chỉ góp phần vào việc tạo dựng nguồn cán bộ trẻ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm huyết và trí tuệ cho tương lai, mà còn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với thế hệ trẻ.
Chủ đề thứ hai là: “Vai trò của trí thức trẻ trong nền kinh tế số”. Đây là chủ đề tập trung vào bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế số đang mở ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trí thức trẻ, với sự nhanh nhẹn và khả năng tiếp thu công nghệ mới, đang trở thành động lực chính trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam.
Tại Hội thảo, các tham luận đã tập trung nêu lên thực trạng, bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển Đảng trong sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học, học viện; điển hình như kinh nghiệm của Học viện An ninh Nhân dân, Đại học Luật… Đồng thời, các tham luận làm rõ về động cơ vào Đảng của sinh viên; cùng với đó, là các giải pháp nâng cao chất lượng phát triển Đảng trong sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học, học viện. Trong đó, nhấn mạnh sự chỉ đạo của Đảng uỷ Khối các trường ĐH-CĐ Hà Nội, đặc biệt là sự bám sát của cấp uỷ, vai trò tuyên truyền, định hướng của Đoàn thanh niên.
Bên cạnh đó là các ý kiến tham luận về vai trò quan trọng trong nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0