Đổi mới trong giáo dục truyền thống cho sinh viên

Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, hoạt động giáo dục truyền thống cho sinh viên được triển khai với nhiều hình thức, khơi gợi tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước.

Đều đặn các buổi sáng thứ 2, 4, 6 trong tuần, tại Khu tượng đài "Cán bộ, sinh viên lên đường bảo vệ Tổ quốc" trong khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội, những sinh viên năm nhất lại chuẩn bị và thực hiện nghi lễ chào cờ. Khi tiếng Quốc ca hào hùng vang lên, niềm tự hào dâng lên trong lòng mỗi sinh viên.

Ôn lại truyền thống của thế hệ sinh viên Bách khoa trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa từ 1965 đến 1975, gần 3.000 cán bộ và sinh viên tình nguyện hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” của Trung ương Đoàn xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Các anh chiến đấu ở những chiến trường ác liệt nhất: Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, Chiến dịch Thành cổ Quảng Trị, Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Miền Nam.

Năm 2006, Tượng đài “cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường bảo vệ Tổ quốc” được xây dựng lại trong khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội để tri ân các thế hệ đã cống hiến vì nền độc lập tự do của đất nước và là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sinh viên ngày nay.

Hoạt động chào cờ đã được triển khai thường xuyên từ năm 2010. Khởi đầu từ một hoạt động cho năm có nhiều ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô Hà Nội, với tinh thần tiên phong sáng tạo của Đoàn thanh niên, sau đó, duy trì thành hoạt động giáo dục truyền thống định kỳ cho sinh viên và đảng viên trẻ. Đến nay, chương trình trở thành một nét văn hóa truyền tải thông điệp giáo dục tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước, vun đắp văn hóa truyền thống. Sau buổi lễ, các sinh viên tiếp tục tới nhà truyền thống của trường, tìm hiểu chặng đường truyền lửa nhiệt huyết của các thế hệ sinh viên Bách khoa trên chặng đượng 70 năm qua.

GS. TS. Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: "Giáo dục về truyền thống văn hóa chính là bổ trợ cho các em về kỹ năng, đồng thời cũng thực hiện sứ mệnh của Đại học Bách khoa Hà Nội đó là gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc và định hướng sự phát triển bản thân cho các em sinh".

Giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên trước hết giúp cho thế hệ trẻ nhận thức đầy đủ, sâu sắc về lịch sử dân tộc, thấy được những giá trị truyền thống, ý thức cội nguồn dân tộc. Điều này sẽ tạo nên thế hệ sinh viên phát triển toàn diện, “vừa hồng, vừa chuyên”, có lý tưởng cách mạng, tư duy sáng tạo, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có kỹ nǎng thực hành giỏi, có sức khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là không ngừng giáo dục lý tưởng cách mạng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phòng GD&ĐT quận Ba Đình vừa tổ chức Hội thảo "Mở khoá kỷ nguyên số và kiến tạo trường học số: Giải pháp từ Google" tại Trường Trung học cơ sở Giảng Võ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 với nhiều điểm thí sinh cần lưu ý để thực hiện đúng quy định.

Chung kết cuộc thi hùng biện Tiếng Anh "Kella in Life 2025" đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của 26 đội thi tới từ các trường THPT trên địa bàn Thủ đô.

Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT (Tiết 2). Giáo viên Lê Phương Lan - Trường THPT chuyên Sơn Tây - Hà Nội.

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.

Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.