Quốc hội giám sát thị trường BĐS, nhà ở xã hội
Nội dung giám sát sẽ tập trung vào 5 nhóm vấn đề lớn, trong đó có nguồn cung, giá giao dịch.
Giai đoạn 2015-2023, đối với bất động sản nhà ở, nguồn cung trên thị trường chủ yếu thuộc phân khúc trung, cao với mức giá chưa phù hợp với đa số người dân có nhu cầu nhà ở thực. Các giao dịch chủ yếu mang tính đầu cơ, đầu tư. Giá giao dịch từ quý II năm 2022 đến nay, hầu hết các phân khúc đều chững, riêng giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng. Tính đến cuối năm 2023 thị trường gần như không có dự án chung cư thuộc phân khúc bình dân, giá dưới 25triệu đồng/m2. Từ cuối năm 2023 đến nay, giá chung cư tại Hà Nội tăng quá cao, trung bình trên 50 triệu đồng/m2; tại TP. Hồ Chí Minh gần 70 triệu đồng/m2.
Phát biểu tại Phiên họp thứ 2 Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Xây dựng phải thống kê được mặt bằng giá giao dịch bất động sản, nếu chỉ liệt kê một số dự án cụ thể thì không thể giải được bài toán về sự mất cân đối cung - cầu của thị trường.
Nguồn cung toàn thị trường bất động sản nhà ở trong quý I/2025 tăng gấp ba so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo thị trường bất động sản của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.
UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Tài Chính, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và các đơn vị liên quan về việc sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà, đất để hoang của các cơ quan Trung ương trên địa bàn thành phố, tránh lãng phí tài sản công.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87 quy định việc giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 cho người sử dụng đất.
Nhu cầu tìm kiếm bất động sản bán tại Hà Nội và các khu vực tỉnh khá sôi động trong những tuần đầu tháng 3/2025, theo báo cáo trang dữ liệu batdongsan.com.vn vừa công bố.
Cơ chế đặc thù là "bàn đạp", còn dòng vốn là "động lực" - 2 yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững.
Nhiều khán giả thắc mắc, tại sao cùng trên địa bàn Hà Nội mà giá nhà ở xã hội nơi cao, nơi thấp?
0