Dân khổ vì dự án KĐT Thịnh Liệt treo hàng chục năm

Những dự án treo không chỉ gây lãng phí nguồn lực đất đai mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của hộ dân có nhà, đất nằm trong diện tích quy hoạch.

Khu đô thị mới Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai là một trong số đó. Một trong những con đường dẫn vào nơi ở của hơn 400 hộ dân thuộc diện thu hồi giải phóng mặt bằng, phục vụ dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt, là ngõ Hạnh Phúc. Suốt 21 năm qua, cuộc sống của người dân tại đây chưa từng một ngày thực sự hạnh phúc như cái tên của nó.

Ông Trường Sinh, sống tại số 20 ngõ 3/260 Tân Mai, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, là một trong những người đã gắn bó gần trọn cuộc đời với con ngõ này. Gia đình ông, cũng như hàng trăm hộ dân khác, mòn mỏi chờ đợi trong vô vọng khi dự án mãi chưa được triển khai. Ông chia sẻ: “Nhân dân trăm nghìn nỗi khổ vì dự án treo này. Đường xá trước đây toàn ổ trâu chứ không chỉ ổ gà. Nhân dân phải tự góp tiền để làm đường, lắp điện chiếu sáng, lắp nước sinh hoạt... rất nhiều chi phí phát sinh, mất nhiều quyền lợi”.

Tương tự, gia đình ông Đinh Quốc Huynh tại số 50 ngõ 3/60, phường Thịnh Liệt cũng thuộc diện giải phóng mặt bằng. Hơn chục năm qua, ba thế hệ trong gia đình ông phải sống chật vật trong căn nhà cũ kỹ, thiếu thốn đủ bề. Ông bức xúc kể: “Khi thi công móng nhà CT5, họ mang máy khoan đến làm ầm ầm, khiến tường nhà tôi nứt, bể nước cũng nứt theo. Tôi phải tự sửa mà kiến nghị cũng không ai giải quyết”.

Dù vậy, ông Sinh và ông Huynh cho rằng, họ vẫn còn may mắn hơn một số gia đình khác cùng diện bị ảnh hưởng, bởi vẫn còn có thể sửa sang. Trong khi đó, nhiều nhà khác đã xuống cấp nghiêm trọng, dột nát, nhưng không có điều kiện để cải tạo do vướng quy hoạch và không được phép xây dựng.

Năm 2004, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định thu hồi đất tại các phường Tương Mai, Hoàng Văn Thụ và Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) với diện tích khoảng 35ha, giao cho Công ty TNHH MTV Nhà ở và Đô thị Licogi để thực hiện dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt.

Tuy nhiên, sau khi một phần dự án được giải phóng mặt bằng thì lại bị bỏ hoang, trở thành nơi chăn thả gia súc, trong khi hơn 400 hộ dân còn lại vẫn mắc kẹt vì chưa có phương án đền bù phù hợp. Dự án treo kéo dài hơn 20 năm không chỉ khiến đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mà còn gây lãng phí tài nguyên đất và làm mất mỹ quan đô thị.

Luật sư Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực bất động sản, nhận định: “Khi quy hoạch hoặc dự án không triển khai đúng tiến độ, người dân sẽ bị hạn chế quyền sử dụng đất. Điều này ảnh hưởng đến quyền giao dịch, cấp giấy chứng nhận và cả quyền khai thác, sử dụng tài sản như xây dựng, sửa chữa nhà ở. Đó là những quyền cơ bản lẽ ra họ phải được thực hiện”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn do thiếu tài sản thế chấp, thời gian thuê đất ngắn, thủ tục vay phức tạp và lãi suất cao.

Vay tiền ngân hàng để mua nhà là giải pháp tài chính mà nhiều người lựa chọn, tuy nhiên cần một số kinh nghiệm để vay vốn đạt được kết quả tốt nhất.

Những dự án treo không chỉ gây lãng phí nguồn lực đất đai mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của hộ dân có nhà, đất nằm trong diện tích quy hoạch.

Người dân, các nhà đầy tư cần hết sức cẩn trọng trước tình trạng một số bộ phận lợi dụng thông tin sáp nhập để thổi giá đất, gây nhiễu loạn và đặc biệt là tạo sóng đất nền.

Quy định về xây dựng nhà ở khi nhà, đất nằm trong diện tích quy hoạch là nội dung được rất nhiều người dân quan tâm.

Nhiều địa phương tại Hà Nội như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Quốc Oai, Phúc Thọ có kế hoạch tổ chức các phiên đấu giá đất trong tháng 4/2025.