Cải tạo biệt thự cổ phải giữ được 'hồn cốt'

Công tác cải tạo, chỉnh trang biệt thự cổ đang được thành phố Hà Nội hết sức quan tâm, đặt ra bài toán: vừa đảm bảo được yếu tố mỹ quan đô thị, vừa lưu giữ “hồn cốt” của di sản.

Tòa biệt thự nằm tại ngã tư Bà Triệu - Tô Hiến Thành có vị trí đắc địa, nhưng đã bị bỏ hoang hàng chục năm. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, bị phủ kín bởi rêu phong và hư hỏng. Dù trong tình trạng “cửa đóng then cài”, song tòa biệt thự vẫn có bảo vệ trông nom để phòng chống tệ nạn xã hội.

Ông Phạm Văn Dân (Phú Xuyên) cho rằng: "Vị trí ở đây là ngã tư, vị trí rất đẹp, mà khu nhà này bỏ hoang thì tôi thấy hơi phí. Nếu như Nhà nước có điều kiện cải tạo lại thì cũng là tốt cho thành phố".

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã tích cực triển khai cải tạo, chỉnh trang các tòa biệt thự, công trình kiến trúc cổ; khôi phục và lưu giữ những nét đẹp lâu đời tại các công trình này. Vào tháng 1/2024, tòa biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm) đã hoàn tất việc trùng tu, cải tạo, “hồi sinh” diện mạo khu phố cũ cũng như trở thành điểm đến thú vị cho khách tham quan.

Ông Trần Văn Hiển là một người dân sinh sống hơn 30 năm tại khu phố này, chứng kiến sự đổi thay diện mạo của tòa biệt thự cổ, ông thấy rất phấn khởi. "Biệt thự số 46 Hàng Bài ngày xưa chưa sửa sang thì tối tăm, xập xệ. Từ hồi sửa sang, nó làm sáng sủa cả góc phố này, làm đẹp bộ mặt đô thị", ông Hiển chia sẻ.

Chuyên gia quy hoạch đô thị Nguyễn Quang nhận định: "Có rất nhiều tòa nhà do sở hữu đa dạng khác nhau, nó xuống cấp giống như một khu ổ chuột. Vì vậy, việc cải tạo sẽ nâng cao được chất lượng sống, chất lượng môi trường, cảnh quan của khu vực và sử dụng được vào những mục tiêu khác nhau, nâng cao được giá trị kinh tế về mặt sử dụng của các biệt thự đó. Đặc biệt, Hà Nội là một thành phố di sản, các biệt thự Pháp là một phần của thành phố di sản, cho nên việc cải tạo các biệt thự sẽ tôn lên vẻ đẹp của Hà Nội và thu hút khách du lịch nhiều hơn".

Theo các chuyên gia, biệt thự cũ là “quỹ di sản” đặc biệt của Hà Nội, việc bảo tồn, sửa chữa là rất cần thiết. Song, quan trọng nhất khi bảo tồn, sửa chữa là vẫn giữ được “hồn cốt” của “quỹ di sản” đó.

"Mục đích sẽ xác định được việc cải tạo. Khi chúng ta cải tạo làm văn hóa, làm mốc lịch sử thì chúng ta phải giữ đúng như nó đã từng, từ sàn gỗ, từ cầu thang, từ cửa sổ, từ vật liệu kính ngói,... phải giữ được như cũ. Một công trình cũ đẹp hay không, khi làm mới, nó vẫn phải giữ được ý nghĩa của nó", anh Nguyễn Hoàng Hải, Trưởng phòng Quy hoạch kiến trúc, Công ty Cổ phần đầu tư Bất động sản Taseco khẳng định.

Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc chỉnh trang, cải tạo các biệt thự cổ, tìm ra giải pháp tận dụng công năng của công trình, tránh gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) có thể sẽ được giản lược bớt trong tương lai.

Mức giá cho thuê nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội thấp nhất là 48.000 đồng/m² sàn sử dụng/tháng, cao nhất lên tới 198.000 đồng/m² sàn sử dụng/tháng, áp dụng từ 14/4.

Sửa chữa, cải tạo nhà cũ có thể gặp nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng từ kết cấu có sẵn của ngôi nhà. Sau đây là một số lưu ý khi cải tạo nhà giúp tránh lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc.

Huyện Mê Linh và Ứng hòa vừa tổ chức đấu giá thành công hơn 100 thửa đất với giá trúng cao nhất là hơn 55 triệu đồng/m2.

Việc cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội đang được UBND thành phố chỉ đạo quyết liệt nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện; đảm bảo nguyên tắc "tăng chiều cao công trình, giảm mật độv xây dựng, không tăng dân số" trong lập quy hoạch chi tiết toàn khu.

Công tác cải tạo, chỉnh trang biệt thự cổ đang được thành phố Hà Nội hết sức quan tâm, đặt ra bài toán: vừa đảm bảo được yếu tố mỹ quan đô thị, vừa lưu giữ “hồn cốt” của di sản.