Nhà lưu niệm Bác Hồ, 'địa chỉ đỏ' giáo dục cách mạng

Trở về từ chiến khu Việt Bắc, nơi đầu tiên mà Bác Hồ dừng chân là căn nhà của cụ Nguyễn Thị An tại làng Phú Gia (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Đến nay, ngôi nhà này trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia và là "địa chỉ đỏ" giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Vào năm 1945, ngôi nhà cụ Nguyễn Thị An từng là nơi trú ẩn, liên lạc, cung cấp lương thực, thực phẩm cho các cán bộ hoạt động cách mạng. Chính bởi vị trí kín đáo, nằm trong vùng an toàn nên ngôi nhà này được chọn làm điểm dừng chân của Bác Hồ trong ba ngày đầu từ chiến khu Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội.

Ông Nguyễn Xuân Phương, phường Phú Thượng, Tây Hồ chia sẻ: "Chúng tôi rất tự hào khi có một di tích cấp quốc gia trên địa bàn, đây là địa điểm để giáo dục tình yêu nước cho người dân".

Ngôi nhà gồm 3 gian, hai phòng dùng để trưng bày nhiều bức ảnh về Hồ Chủ tịch, cán bộ cách mạng qua các thời kỳ, cùng kỷ niệm của gia đình trong những năm tháng lịch sử.

Ông Công Ngọc Dũng giới thiệu về phòng trưng bày ảnh.
Ông Công Ngọc Dũng giới thiệu về phòng trưng bày ảnh.

Ông Công Ngọc Dũng, cháu nội của cụ Nguyễn Thị An cho biết: "Dịp 2/9 có nhiều khách tham quan, mọi người nghe chăm chú những câu chuyện về Bác. Được trông nom, giới thiệu di tích tôi thấy tự hào vì di sản này".

Trải qua bao biến cố lịch sử, ngôi nhà vẫn được các thế hệ trong gia đình gìn giữ, duy tu từng món đồ, kỷ vật mang hình bóng của Bác. Đến nay tất cả vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Và nơi đây trở thành một địa chỉ mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa của Thủ đô Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.