'Dáng Xuân' trong nghệ thuật gốm truyền thống

Một không gian nghệ thuật ý nghĩa tại Hà Nội đã trưng bày gần 200 tác phẩm gốm đặc biệt, được sáng tạo từ bàn tay các nghệ sĩ thuộc Câu lạc bộ Gốm nghệ thuật - Hội Mỹ thuật Việt Nam và Câu lạc bộ Gốm mỹ thuật Sài Gòn.

Triển lãm "Dáng Xuân 2025 - Bắc Nam hội tụ" trưng bày đa dạng các thể loại tác phẩm, từ điêu khắc gốm, tranh gốm đến gốm ứng dụng. Mỗi tác phẩm đều mang đậm dấu ấn cá nhân của từng nghệ sĩ, qua đó thể hiện sự đổi mới, sáng tạo và khát khao cống hiến của các nghệ sĩ cho nghệ thuật gốm Việt Nam.

Hầu hết các tác phẩm đều kế thừa tinh hoa gốm truyền thống, nhưng vẫn toát lên hơi thở của đời sống đương đại, từ đó phản ánh sự phát triển không ngừng của ngành gốm Việt.

Họa sĩ Hồ Nam, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật - Mỹ thuật Ứng dụng, Hội Mỹ thuật Việt Nam, cho biết: "Ở trong triển lãm này, chúng tôi không giới hạn chủ đề nhưng chủ yếu là tình yêu đất nước, thiên nhiên và con người. Đặc biệt, chúng tôi lưu giữ những kỹ thuật truyền thống và những kỹ thuật của các làng nghề gốm Việt Nam. Phải nói rằng, bên cạnh nghệ thuật hiện đại thì các tác phẩm cũng mang âm hưởng và truyền thống của gốm Việt".

Triển lãm là kết quả 5 năm phát triển không ngừng của Câu lạc bộ Gốm Nghệ thuật, nơi các nghệ sĩ từ khắp nơi đã trao đổi, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm sáng tác. Mỗi tác phẩm đều chứa đựng sự sáng tạo không ngừng, từ việc thử nghiệm các màu men mới cho đến việc thể hiện những ý tưởng nghệ thuật táo bạo.

Đặc biệt, các nghệ sĩ vừa chú trọng vẻ đẹp hình thức, vừa khai thác chiều sâu nội dung, mang đến những thông điệp mạnh mẽ về cuộc sống, con người và văn hóa. Trong cùng một không gian triển lãm, sự giao thoa giữa nghệ sĩ hai miền Bắc - Nam không chỉ là một cuộc gặp gỡ nghệ thuật, mà còn là dịp để thể hiện sự đoàn kết, hợp tác và chia sẻ trong cộng đồng nghệ sĩ.

Triển lãm cũng là dịp để nhìn nhận lại những thành tựu của nghệ thuật gốm Việt Nam trong suốt thời gian qua, đồng thời thể hiện mong muốn của các nghệ sỹ trong năm mới Ất Tỵ, tin tưởng nghệ thuật gốm sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, có thêm nhiều sáng tạo và hoạt động nghệ thuật thú vị, sôi nổi.

Ngoài hoạt động trưng bày, triển lãm còn tổ chức một cuộc tọa đàm về gốm Việt - nơi các nhà nghiên cứu, nhà điêu khắc, họa sĩ và nghệ sĩ cùng nhau thảo luận, chia sẻ về triển vọng của nghệ thuật gốm Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoàng thành Thăng Long là một trong những điển hình của việc Việt nam rất bám sát quy trình bảo vệ giá trị di sản thế giới.

Phố Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm) tập trung nhiều công trình kiến trúc đẹp, gắn liền với lịch sử phát triển của Hà Nội, do đó còn được gọi là phố Tây giữa lòng Thủ đô.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Hà Nội trong việc tái hiện lại Điện Kính Thiên và các di tích trong Hoàng thành Thăng Long.

Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" do Đài Hà Nội thực hiện đã khép lại với nhiều cảm xúc, được ví như một cuốn phim sống động kể về cuộc đời, con người và di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bến hoa Phúc Xá dần thay đổi với sắc màu rực rỡ, trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều người dân và du khách.

Những căn biệt thự Pháp cổ trên phố phường Hà Nội rợp bóng cây vẫn đứng đó, lặng lẽ kể lại câu chuyện của một thời kỳ đã qua.