Dấu ấn của nghệ thuật xiếc tại TP Hồ Chí Minh
Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam đã ra mắt vở xiếc "Vùng đất kỳ bí". Tác phẩm được đầu tư kịch bản, kết hợp xiếc truyền thống với vũ đạo và nhiều kỹ thuật, hiệu ứng hiện đại. Vở diễn nhanh chóng tạo sức hút với khán giả nhiều lứa tuổi.
Đạo diễn vở xiếc Nguyễn Quốc Công cho biết: “Sân khấu xiếc luôn là nơi giao lưu trực tiếp giữa nghệ sĩ và khán giả. Ví dụ khi một bức tượng người đá khổng lồ cao sáu mét có thể vươn người ra và tương tác trực tiếp với khán giả. Khi kết hợp với hiệu ứng âm thanh, nhạc nền và sự thể hiện của các nghệ sĩ, sức hút của màn biểu diễn ấy mang lại trải nghiệm ấn tượng cho người xem”.
Nghệ sĩ xiếc Trần Thị Thu cho biết: “Trong vở diễn này, chúng em phải kết hợp nhiều vũ đạo như nhảy múa, vốn không thuộc chuyên môn chính. Việc vừa nhảy múa, vừa biểu diễn xiếc đòi hỏi sự kiểm soát hơi thở và thể lực vượt trội, tạo ra không ít thách thức cho chúng em”.
Nghệ sĩ xiếc Khuất Bá Tùng cho biết: “Tất cả mọi người, kể cả tôi, đều phải sử dụng đạo cụ lửa rất nóng. Bên dưới lại là dàn sân khấu nước cực kỳ trơn trượt, vì vậy ai tham gia biểu diễn đều cần hết sức cẩn thận”.
Trong bối cảnh cạnh tranh đa dạng các loại hình giải trí, thành công của “Vùng đất kỳ bí” đã khẳng định dấu ấn cho ngành xiếc TP.HCM. Đồng thời, dự án Rạp xiếc và Biểu diễn đa năng Phú Thọ đang gấp rút hoàn thiện, sẽ đáp ứng tiêu chuẩn xiếc quy mô lớn và phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khán giả.
Nhà sản xuất âm nhạc Kriss Ngô cho biết: “Để tiếp tục thu hút khán giả, bên cạnh việc đầu tư vào truyền thông và hình ảnh, tôi cho rằng các đoàn xiếc cần tăng cường phát triển kịch bản với những câu chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa, được trình bày qua các kỹ thuật gây ấn tượng. Nhờ đó, trải nghiệm của khán giả sẽ trở nên đáng nhớ hơn và họ sẽ chia sẻ về vở diễn sau khi thưởng thức”.
Có thể thấy, nghệ thuật xiếc vẫn giữ được sức sống mãnh liệt và vị trí đặc biệt trong lòng công chúng. Với sự nỗ lực của các đơn vị tại thành phố Hồ Chí Minh cùng Liên đoàn Xiếc Việt Nam, ngành xiếc được kỳ vọng chinh phục khán giả hiện đại, mở ra những triển vọng phát triển bền vững.


Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.
Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.
Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.
Lễ hội đình Vòng (quận Thanh Xuân) đã khai mạc vào sáng 1/3 với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Màu son - sắc màu đặc trưng của nghệ thuật sơn mài truyền thống luôn mang đến cho họa sĩ Phạm Ngọc Mỵ niềm say mê nghiên cứu tìm tòi và tạo dấn ấn riêng trong đời sống mỹ thuật.
Các bạn trẻ Việt Nam đã được tự tay tạo nên những chiếc mặt nạ truyền thống và trải nghiệm múa mặt nạ Hàn Quốc tại một buổi học trải nghiệm do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Thư viện Hà Nội tổ chức miễn phí.
0