Hai làng nghề Hà Nội vào Mạng lưới thủ công sáng tạo thế giới

Hai làng nghề của Hà Nội là Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc đã chính thức là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.

Tối 14/2 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận hai làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc là thành viên chính thức của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo Thế giới và khai mạc sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Tới dự sự kiện có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến.

Về phía TP. Hà Nội, có Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền.

Cùng sự tham dự của đại diện Hội đồng Thủ công Thế giới, đại diện các thành phố thuộc mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới và 23 nghệ nhân sáng tạo thế giới.

Sau 60 năm thành lập, Hội đồng Thủ công Thế giới đã công nhận được 68 làng nghề thủ công thế giới của 28 quốc gia, trong đó 02 làng nghề gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc của Thành phố Hà Nội là làng nghề thứ 67 và 68 được công nhận, đây cũng là 02 làng nghề đầu tiên của Việt Nam được công nhận. 

Nghệ nhân Trần Thị Lan, Phó Chủ tịch Hội làng nghề Vạn Phúc (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) cho biết: "Hy vọng sau sự kiện này, làng nghề Vạn Phúc sẽ được phát triển nhiều hơn, có cơ hội để giao lưu và thay đổi cũng như phát huy được những giá trị sẵn có của làng nghề".

Việc trao chứng nhận cho hai làng nghề cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của Thành phố Hà Nội và các làng nghề, các nghệ nhân. Đây cũng là cơ hội tốt để các làng nghề khác của Hà Nội tiếp tục phấn đấu tham gia vào mạng lưới thủ công sáng tạo toàn cầu, qua đó góp phần tăng cường quảng bá sản phẩm và thương hiệu tới người tiêu dùng trong nước, quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Với khát vọng của Thủ đô trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Hà Nội xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá.

Sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16/2.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.

Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.

Ngày 1/4/2025, tròn 24 năm ngày nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn về với cát bụi, nhiều người lại thổn thức nhớ đến ngôi nhà xưa ở TP.HCM - nơi ông từng sinh sống và viết nên những bản nhạc ấn tượng.