Lễ hội xuân tôn vinh giá trị cội nguồn dân tộc
Các lễ hội mùa xuân ở miền Bắc chính là một trong những lựa chọn lý tưởng để cầu bình an, kết hợp với khám phá nét đẹp văn hóa của dân tộc. Người dân và du khách trải nghiệm những lễ hội như thế này vừa để cầu may mắn, vừa thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên.
Lễ hội đình Vòng được tổ chức từ ngày mùng 1 đến mùng 4 tháng Hai âm lịch để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn các vị thành hoàng làng. Các nghi lễ truyền thống được tái hiện rõ nét, như: mở cửa đình, rước bát hương từ nghè về đình, tế nam, dâng hương, rước cỗ, rước Long Đình. Nghi thức phần lễ được thực hiện trang nghiêm, thành kính, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, địa phương.
Phần hội có sự kết hợp hài hòa giữa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dân gian truyền thống và hiện đại, tạo nên không gian lễ hội vui tươi, lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.
Ông Trần Quang Dũng (Tiểu Ban Quản lý Di tích đình Vòng, quận Thanh Xuân) chia sẻ: “Trước đây, cứ ba năm một lần là lễ hội chính. Lễ hội rước Ngài từ nghè trở về đình để Ngài ngự tại đình, hết lễ hội thì lại rước Ngài từ ở đình ra nghè".
Di tích quốc gia đình Vòng, quận Thanh Xuân là nơi thờ nhị vị thiên thần làm Bảo an thành hoàng là Cương Lược Đại vương và Hùng Lược Đại vương. Đình còn thờ 9 vị quan giữ chức vụ lớn dưới các triều Lê, Trịnh, Nguyễn và nhiều văn bia cổ lưu danh những bậc tài có công với dân tộc. Nhân dân và du khách thập phương tươi vui, phấn khởi khi lễ hội truyền thống của cha ông luôn được giữ gìn và giới thiệu tới thế hệ mai sau.
Ông Nguyễn Tiến Dũng (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) cho hay: “Không khí của ngày xưa được tái hiện lại ở các trò chơi: ném vào cổ vịt, nhảy bao bố, kéo co rồi các gian hàng. Thế hệ trẻ sẽ hiểu đây là những nét lịch sử cần phải giữ truyền thống tại làng Vòng, Hạ Đình ngày xưa và bây giờ gọi là Di tích đình Vòng".
Theo ông Nguyễn Hồng Thái – Chủ tịch UBND phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, nhân dân là chủ thể xây dựng phần lễ. Về phần hội thì chính quyền sẽ hỗ trợ để làm sao nhân dân là người làm chủ và giữ gìn những văn hóa, tập tục có giá trị đương đại, gắn kết với cuộc sống hiện đại.
Các lễ hội truyền thống chính là nơi để mọi người hướng về những giá trị cội nguồn tốt đẹp, khơi dậy khát vọng xây dựng, cống hiến cho quê hương, đất nước. Đồng thời, đây là nơi để kết nối, tăng tình đoàn kết các khu dân cư, thu hút khách du lịch; là tiền đề, nền tảng xây dựng bản sắc văn hóa đặc trưng cho mỗi địa phương.


Nhiều di tích, ngôi đình nằm sâu trong những ngõ nhỏ, đã dần phôi pha, mờ nhạt nhưng chính nghệ thuật đã giúp những di tích này tìm lại hơi thở của mình, kể lại những câu chuyện huyền thoại một cách sinh động.
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị giữ nguyên đượctên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh/thành phố đã được công nhận.
Làng Ước Lễ thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai cổ kính và trù phú. Dù giàu có, nhưng nhiều công trình cổ, di sản giá trị ở nơi đây vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Khoảng 200 tài liệu, hình ảnh về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng, hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sẽ được trưng bày tại Triển lãm trực tuyến Hải cảng xưa.
Lễ hội thả diều làng Bá Dương Nội được xếp hạng Di tích văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận nghề làm diều sáo truyền thống.
0