Đặc sắc thú chơi hoa thủy tiên
Nói đến chơi hoa thủy tiên thì thường mọi người sẽ nghĩ chỉ có những người lớn tuổi mà thôi, vì nó vừa đòi hỏi sự cầu kỳ, ti mỉ, kiên nhẫn và phong thái chậm rãi, trầm lắng.
Nhưng trên thực tế, ngày càng nhiều các bạn trẻ đang tìm đến thú chơi này, để có được sự điềm tĩnh, an nhiên giữa nhịp sống nhanh. Người chơi hoa thủy tiên nói rằng: Người già tìm đến loài hoa này để hồi tưởng quá khứ, còn người trẻ thì đến để khám phá những bí ẩn.
Chính bởi sự cầu kỳ trên, mà dù hoa thủy tiên có thể chơi quanh năm, nhưng người Hà Nội thường chỉ chơi vào tháng Chạp và những ngày đầu năm mới. Theo những người yêu thích loài hoa này ở Hà Nội, chỉ 5 năm trở lại đây thì thú chơi hoa thủy tiên mới được lan tỏa rộng và thu hút các bạn trẻ.
Người chơi Hoa thủy tiên ở Hà Nội ai cũng biết bác Nguyễn Phú Cường, Hơn 80 tuổi, gần 40 năm kinh nghiệm chơi hoa thủy tiên. Với Bác, loài hoa này là một tình yêu lớn trong đời sống, và việc lan tỏa nó như là một trách nhiệm. Bởi nó không chỉ đơn thuần là một thú chơi, mà là một di sản văn hóa quý giá của người Hà Nội

Hiện nay, thú chơi hoa thủy tiên cũng lan rộng ra nhiều tỉnh thành, đặc biệt ở Tây Nguyên, nơi có nhiều người Hà Nội di cư tới. Cuộc sống hiện đại, cái gì cũng có sẵn như, thú chơi hoa thủy tiên như một khoảng lặng, một nốt trầm giữa một bản nhạc sôi động. Người chơi thủy tiên bây giờ già có, trẻ có. Nhìn hoa nay, nhớ hoa xưa, và cứ thế những nhánh hoa nhỏ xinh mang không khí Tết về sớm.


Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.
Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.
Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.
Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.
Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
0