Lan tỏa tình yêu di sản qua hội họa
Cuộc thi đã thu hút 839 tác phẩm của gần 500 tác giả gửi đến tham dự. Các tác phẩm đã phản ánh những nét hay, nét đẹp, nét độc đáo trong kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng của đất nước. Bức tranh "Lễ hội Kh'mer ở Cà Mau" được tác giả Lại Lâm Tùng chuẩn bị tư liệu, ghi chép trong thời gian dài và được vẽ trong vòng 8 tháng. Những nét đặc trưng trong văn hóa Khmer được thể hiện vô cùng chi tiết.

Bắt nguồn từ cảm xúc về ấn vàng Hoàng đế chi bảo, tác giả Nguyễn Tiến Việt đã thể hiện những dấu ấn của vương triều Nguyễn. Gam màu với hòa sắc nhẹ nhàng, tươi sáng, những đường nét kiến trúc cung đình gợi về một kinh thành Huế rất trữ tình.
Được thực hiện hoàn toàn từ nguồn kinh phí xã hội hoá, cuộc thi là sân chơi rộng rãi, bổ ích, bình đẳng dành cho những người yêu di sản văn hoá, yêu hội hoạ trong cả nước, khuyến khích các hoạ sĩ trẻ, sinh viên các trường mỹ thuật, trường văn hoá nghệ thuật trong nước và cả sinh viên, học sinh Việt Nam ở nước ngoài tham dự.
Thành công của cuộc thi không chỉ ở những con số, mà quan trọng hơn, còn là sự lan tỏa tình yêu, sự tự hào của thế hệ trẻ về di sản văn hóa của đất nước. 100 tác phẩm tiêu biểu của cuộc thi đang được trưng bày tại tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.


Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến ngày 2/5 trên phạm vi toàn quốc.
Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố cổ Hà Nội" ra mắt tại Đình Kim Ngân (số 42- 44 Hàng Bạc) ngày 23/3, nhằm lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp của ẩm thực phố cổ qua lăng kính ký họa.
Các tài liệu và hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam không chỉ phản ánh những đóng góp quan trọng của tuổi trẻ cả nước trong kháng chiến và thời kỳ đổi mới, mà còn nhằm mục đích giáo dục truyền thống cách mạng.
Một họa sĩ trẻ đã không ngừng sáng tạo, mang những tác phẩm tranh dân gian Hàng Trống và Kim Hoàn đến gần hơn với công chúng.
Những di văn, gia phả và những di vật còn lại tại nhà thờ họ là minh chứng cho những thời kỳ lịch sử, cần được bảo tồn và lưu truyền làm cơ sở phát huy công nghiệp văn hóa.
Các bảo tàng và di tích lịch sử đang "chuyển mình" trở thành điểm đến hấp dẫn, không chỉ là điểm check-in mà còn là nơi để giới trẻ hiểu hơn về lịch sử, văn hóa.
0