Thổ Nhĩ Kỳ không kích Syria
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar thông báo bắt đầu Chiến dịch Claw-Sword tại căn cứ không quân ở Istanbul, trước khi các chiến đấu cơ xuất phát để không kích mục tiêu ở miền bắc Syria và Iraq hôm 20/11. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết cuộc tấn công nhắm vào các căn cứ của đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG), mà Ankara xem là nhánh mở rộng của PKK.
Chiến dịch không kích diễn ra một tuần sau vụ đánh bom ở trung tâm Istanbul ngày 13/11, khiến 6 người chết và 81 người bị thương. Ankara cáo buộc PKK đã gây ra vụ đánh bom đẫm máu nhất trong 5 năm qua ở nước này, cũng như gợi lại ký ức cay đắng về làn sóng đánh bom trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ năm 2015-2017, chủ yếu do lực lượng người Kurd và các tay súng của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gây ra.
PKK, nhóm đã thực hiện nhiều cuộc tấn công đẫm máu ở Thổ Nhĩ Kỳ suốt nhiều thập kỷ và bị Ankara cùng đồng minh phương Tây liệt vào danh sách khủng bố, phủ nhận mọi liên quan đến vụ tấn công ở Istanbul.
YPG, lực lượng dân quân người Kurd ở miền bắc Syria và là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS, cũng bác bỏ cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tại Istanbul.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mở chiến dịch không kích sau khi cảnh sát nước này bắt được Alham Albashir, người được xác định là nghi phạm chính trong vụ đánh bom, tại vùng ngoại ô Istanbul. Albashir là một phụ nữ Syria, được cho là có liên quan tới dân quân người Kurd.
Trong khi đó, PKK tuyên bố các đợt ném bom của không quân Thổ Nhĩ Kỳ không gây thương vong với lực lượng này. Chính phủ Syria và Iraq chưa bình luận về thông tin. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gần đây cũng thường xuyên tấn công các căn cứ của PKK ở Iraq. Kể từ tháng 4, họ đã tiến hành Chiến dịch Claw-Lock ở miền bắc Iraq để truy quét các tay súng PKK mà Ankara coi là khủng bố.


Tòa án Hiếp pháp Hàn Quốc ngày 4/4 đã ra phán quyết phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol, đánh dấu bước ngoặt chính trị quan trọng của vị Tổng thống 64 tuổi.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện đối với các đối tác thương mại của Mỹ, vấp phải sự chỉ trích của nhiều quốc gia và khu vực, gây lo ngại về nguy cơ leo thang cuộc chiến thương mại toàn cầu nếu các đối tác thương mại của Mỹ quyết định thực hiện các biện pháp đáp trả.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 giờ địa phương, đã công bố các biện pháp thuế quan đối ứng với các đối tác thương mại; ông Trump cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia vào cùng ngày.
Thỏa thuận đất hiếm giữa Mỹ và Ukraine vốn được lên kế hoạch ký kết vào cuối tháng 2 nhưng đã đổ bể sau cuộc tranh cãi gay gắt giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Hơn một tháng trôi qua, tương lai thỏa thuận tiếp tục mờ mịt khi cả hai bên đều cáo buộc gây khó dễ cho nhau.
Sự thay đổi liên tục về chính sách thuế quan của ông Trump khiến thị trường toàn cầu lo ngại, các nhà đầu tư đang đau đầu tính toán xem liệu Tổng thống Mỹ có ý định áp dụng thuế quan vĩnh viễn hay chỉ coi đó là công cụ để thương lượng.
Tại Myanmar, giữa đống đổ nát, đói khát và tuyệt vọng, vẫn có những câu chuyện về lòng trắc ẩn, sự kiên cường và những phép màu mong manh nhen nhóm hy vọng.
0