Chùa Quán Sứ những ngày đầu năm mới

(HanoiTV) - Từ lâu, đi lễ đầu Xuân đã trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là nét đẹp tâm linh được trải dài qua hàng nghìn năm

Là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội, thuộc "Tứ Trấn Thăng Long", Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỉ 15, là một trong những ngôi chùa lâu đời của Việt Nam. Cứ mỗi độ Xuân về, trong phút giao thời giữa năm cũ và mới, nhiều người Việt thường có tục lễ chùa và xin lộc. Họ đến chùa không chỉ để cầu may hay gột bỏ những ưu phiền, mà còn để tìm về với cội nguồn dân tộc. Chùa Quán Sứ là điểm đến của rất nhiều Phật tử và du khách để xuất hành đầu năm mới.

Mặc dù thời tiết đêm 30 và ngày mồng 1 Tết Canh Tý mưa nặng hạt nhưng cũng không ngăn được dòng người rất đông về chùa lễ Phật cầu Bình an.Tất cả những điều đó như một gam màu lấp lánh, tạo nên nét đa sắc trong bức tranh văn hóa Việt Nam.

Hiện nay, khi đến chùa Quán Sứ, du khách có thể nhìn thấy tên và các câu đối bên cổng bằng chữ quốc ngữ, điểm riêng biệt mà ít chùa ở Việt Nam có được.
Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh.
Từ lâu, đi lễ đầu Xuân đã trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Anh Lê Hồng Sơn ngụ tại Giảng Võ- Hà Nội chia sẻ: "đã gần 10 năm nay cứ vào ngày Mồng 1 Tết là cả gia đình lên chùa lễ Phật cầu bình an,mong một năm mới được thuận lợi và một điều đặc biệt là các con của tôi cũng theo nếp như vậy , đi chùa từ khi còn rất nhỏ và bây giờ  các cháu đã trưởng thành nhưng vẫn giữ thói quen xuất hành đầu năm là về cửa Phật ".
Mọi người thành tâm kính lễ trước Tam Bảo tại chùa Quán Sứ, cùng nguyện cầu những điều tốt lành, may mắn đến gia đình và những người  thân trong năm mới.
Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.
Trong đời sống tâm linh của người Việt, đi lễ đầu năm là một nét đẹp văn hóa đặc trưng.
Vào mồng Một, ngày Rằm hàng tháng, đặc biệt vào những dịp lễ, Tết, nhiều người thường đến chốn linh thiêng để tìm sự cân bằng trong cuộc sống. 
Còn đối với các bạn trẻ, đi lễ đầu xuân không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình mà còn là dịp để du xuân, thưởng lãm cảnh đẹp và hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc .
Khi đến cửa Phật, hòa vào dòng người hành lễ, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất, sự linh thiêng của những ngày đầu năm mới .

Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, hương trầm lan tỏa hòa cùng sắc màu của đèn hoa, mới thấy lòng mình lắng lại, thanh thản và nhẹ nhàng hơn.

Có thể khẳng định, với người Việt, đi lễ đền, chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Rất ít người biết đến một xã đảo duy nhất của Hà Nội, đó là xã Minh Châu thuộc huyện Ba Vì.

Những lễ hội làng ngày xuân là dịp để con cháu trong làng gác lại tất bật, bộn bề công việc của nhịp sống mưu sinh thường nhật, chung tay gìn giữ nếp làng.

Hà Nội đã và đang đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị những di tích tích lịch sử và công trình kiến trúc.

Triển lãm "Không gian trưng bày nội thất Việt” là gợi ý tuyệt vời cho những ai muốn tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp truyền thống qua các sản phẩm nội thất.

Cuốn truyện tranh lịch sử “Nguyên Phi Ỷ Lan - phò Vua, giúp nước” được giới thiệu rất hấp dẫn bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, trên chất liệu mành tre thư pháp kết hợp giấy cán plastic.

Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến hiện còn lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn liền với sự phát triển của Thủ đô và đất nước.