Hội làng Bát Tràng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Đến dự buổi lễ có Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nông Quốc Thành; Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Doãn Toản; Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Thu Hà, cùng đại diện lãnh đạo sở, ngành của Thành phố.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết, huyện Gia Lâm là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử, là quê hương của Đức Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương và Đức Thánh Chử Đồng Tử - hai trong “Tứ bất tử” theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Trên địa bàn huyện hiện lưu giữ 320 di tích lịch sử văn hóa, cách mạng kháng chiến và các công trình địa điểm có dấu hiệu di tích, trong đó, 163 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia và Thành phố.
Bên cạnh đó, huyện Gia Lâm còn có gốm Bát Tràng nổi tiếng trong nước và quốc tế. Hiện làng Bát Tràng có hai Nghệ nhân Nhân dân, 6 Nghệ nhân ưu tú, 34 Nghệ nhân Hà Nội, 80 Nghệ nhân làng nghề; có 22 sản phẩm gốm sứ đạt tiêu chuẩn OCOP 3-5 sao.
Hằng năm, làng gốm Bát Tràng có nhiều ngày hội lớn như ngày hội Xuân tế (tháng 2), hội Văn Chỉ (tháng 8) và hội đền Mẫu Bản Hương (23/9).
Ngày 10/12/2024, Di sản Hội làng Bát Tràng đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định và chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội làng Bát Tràng cho lãnh đạo huyện Gia Lâm.
Lễ hội làng gốm Bát Tràng năm nay được tổ chức trong 3 ngày, từ 13 - 15/3/2025 (tức ngày 14 - 16/2 âm lịch), trong đó các nghi lễ quan trọng: Nghinh Thần và lễ Rước nước.


Bảo tàng Lịch sử Quân sự sẽ miễn thu phí khách tham quan trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, thời gian thực hiện trong 5 ngày, từ ngày 30/4 đến 4/5.
Dịp nghỉ lễ này, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, một không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc với điểm nhấn là phiên chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao” được tái hiện, là dịp để người dân trải nghiệm những hoạt động của đồng bào dân tộc vùng cao ngay giữa Thủ đô.
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được rước từ Thủ đô New Delhi trên một chuyên cơ của Chính phủ Ấn Độ để có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 2/5, nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc.
Công viên Thống Nhất được xây dựng từ năm 1958, sau đó hoàn thành vào năm 1960 khi đất nước vẫn đang bị chia cắt. Vì vậy, cái tên “Thống Nhất” nói lên khát vọng hòa bình và thống nhất hai miền Nam - Bắc của dân tộc Việt Nam.
Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đã biến những ký ức lịch sử thành trải nghiệm sống động, từ đó truyền tải tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Triển lãm “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.
0