Ấn tượng Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024
Tới dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng, ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, cùng đại diện các sở, ngành thành phố.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” đã diễn ra thành công từ ngày 9 đến ngày 17/11. Lễ hội được hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội, với hơn 100 hoạt động sáng tạo thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa, tiêu biểu như kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, xuất bản...
Theo Ban Tổ chức, trong 9 ngày diễn ra, Lễ hội tiếp đón khoảng 30 vạn người tham gia trải nghiệm. Đây là số lượng người tham dự nhiều nhất từ trước đến nay đối với một lễ hội sáng tạo tại Hà Nội. Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 thu hút hơn 500 đơn vị, nhà sáng tạo, kiến trúc sư, nghệ nhân, đặc biệt là nhiều nghệ sĩ trẻ trong các lĩnh vực thiết kế. Nhằm ghi nhận những đóng góp đó, Lễ tổng kết được tổ chức nhằm vinh danh những cá nhân, tập thể, tổ chức, đơn vị đã đồng hành cùng chương trình trong thời gian vừa qua.
Tại sự kiện, Ban Tổ chức ra mắt Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội và vinh danh các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp cho thành công của lễ hội. Trung tâm được đặt trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội (Nam Từ Liêm, Hà Nội), gồm các không gian triển lãm ngoài trời và trong nhà, mang đến cơ hội trưng bày, giới thiệu các sáng kiến và sản phẩm thiết kế sáng tạo, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động liên quan.


Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.
Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất được mệnh danh là “đệ nhất cổ tự” của Hà Nội, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt.
Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.
Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.
Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.
Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
0