Ấn tượng Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
Không gian lễ hội trải rộng theo tuyến, từ điểm đầu tới điểm cuối cách nhau gần 3 km, nhưng đó không phải rào cản cho việc khám phá, trải nghiệm của du khách. Lần đầu tiên, Cung Thiếu nhi Hà Nội, Nhà khách Chính phủ, Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Tự nhiên thí điểm mở cửa đón khách tham quan như một di sản kiến trúc bên cạnh công năng vốn có, đã trở thành những điểm nhấn của tuyến.
KTS Nguyễn Hồng Quang - Văn phòng Kiến trúc TOOB Studio, chia sẻ: “Là những kiến trúc sư, những nghệ sĩ thì chúng tôi luôn mong muốn đối thoại để có thể khai thác tối đa tất cả những tiềm năng, những tài nguyên mà chúng ta đang có ở Hà Nội ngày hôm nay. Và không chỉ riêng với Hà Nội mà chúng tôi còn mong việc này sẽ lan toả đến với Việt Nam nói chung".
Hơn 500 đơn vị, hơn 1.000 nhà sáng tạo, trong đó có nhiều nghệ sĩ trẻ tài năng đã thành danh cả trong và ngoài nước tham gia lễ hội. Cộng đồng người khuyết tật và các nhóm yếu thế trong xã hội đã tích cực đóng góp với vai trò là những nhà sáng tạo chuyên nghiệp. Với ba trụ cột Thiết kế - Sáng tạo - Cộng đồng, năm nay, cộng đồng đã thực sự trở thành chủ thể của lễ hội. Họ không chỉ đến tham quan, trải nghiệm mà còn tương tác, hòa nhịp với các hoạt động, sự kiện.
Ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, cho hay: “Ngay từ những ngày đầu, Hà Nội đã dành sự nghiêm túc đặc biệt đối với danh hiệu là một thành phố sáng tạo của UNESCO. Hà Nội đã xây dựng một loạt các hoạt động mà thành phố dự định thực hiện trong những năm tiếp theo. Và tôi nghĩ rằng Hà Nội đã thực hiện đúng cam kết đó trong suốt 5 năm vừa qua, Hà Nội đã trở thành hình mẫu cho các thành phố khác ở Việt Nam như Hội An, Đà Lạt cũng như các thành phố khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Tôi muốn nhấn mạnh những điểm đặc biệt trong công việc của Hà Nội với tư cách là thành phố sáng tạo”.
Sau 9 ngày tổ chức, lễ hội đã đạt được thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn và nhận được sự ủng hộ, cộng hưởng lớn từ nhân dân Thủ đô và du khách. Hơn 30 vạn lượt khách đã đến tham gia, trải nghiệm tại các điểm trên tuyến chính của lễ hội, trong đó, những ngày cuối tuần, lễ hội đón tới gần 60.000 người chỉ trong một ngày tại các điểm có cổng ra vào, chưa kể đến các không gian mở như vườn hoa hay không gian công cộng. Những thử nghiệm mới về kinh tế sáng tạo trong lễ hội lần này mở ra các điều kiện chuẩn bị cho sự ra mắt Trung tâm điều phối hoạt động sáng tạo Hà Nội.
Có thể thấy tất cả những điều đó đã chứng tỏ tâm huyết, tình yêu của người Hà Nội, góp phần hiện thực hóa các sáng kiến của thành phố khi gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô.


Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.
0