Tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Văn hóa là một trong ba mặt trận, cùng với kinh tế, chính trị. Chính vì vậy, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc đầu tư xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 là rất cần thiết, nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương bày tỏ: “Văn hóa còn là dân tộc, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình thì càng cần phải xác định văn hóa để không bị đánh mất mình. Theo tôi nghĩ, phải đánh giá ít nhất là 3 năm một lần, thậm chí giữa nhiệm kỳ chúng ta phải đánh giá, nhất là hết 5 năm thì chúng ta sẽ rút ra kinh nghiệm cho giai đoạn sau. Nhưng theo quan điểm của tôi, đánh giá 3 năm một lần, còn nếu để hết nhiệm kỳ mới chuyển giao thì không có tính kế tục”.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: “Giao trách nhiệm cho các ngành liên quan từ trung ương đến địa phương, tôi cho là rất chặt chẽ, nhưng cần phải tính toán nguồn lực. Phải làm sao để khả năng cân đối nguồn lực huy động của chúng ta đối với các nội dung giải pháp đã được đề ra đạt được mục tiêu cụ thể và đạt được mục tiêu lớn là xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, gia đình Việt Nam trong thời đại mới, thời đại vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Ngoài ra, trong chương trình này cũng đã đề cập tới việc xác định quyền sở hữu, kinh phí cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc, tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội cho hay: “Cách mà chúng ta xác định quyền sở hữu đối với di sản văn hóa, sở hữu toàn dân, sở hữu chung, sở hữu riêng và trên cơ sở sở hữu đó thì chúng ta có được thêm sự động viên đối với toàn dân, đối với cá nhân, các doanh nghiệp trong việc tham gia sự thu hút của họ đối với lĩnh vực di sản văn hóa”.

Có thể thấy, cùng với các nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, quốc phòng - an ninh… nguồn lực văn hóa đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, chi phối, ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự phát triển của đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.