Sửa Luật để phát huy giá trị di sản văn hóa
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thiết thực chấn hưng văn hóa, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Bên hành lang Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV, các đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi) đang dần hoàn thiện hơn và tạo hành lang pháp lý tốt hơn cho công cuộc phát huy và bảo vệ giá trị của di sản văn hóa.
Trong Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi, chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể văn hóa phi vật thể đã được bổ sung thêm về việc hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện thực hành giao lưu hay tổ chức trình diễn… đã giúp các nghệ nhân, người thực hành có thể đóng góp hơn nữa vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng.
Đại biểu Bùi Hoài Sơn, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, cho rằng: "Nghệ nhân chính là báu vật nhân văn sống, gìn giữ những giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể. Chính vì thế, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến vai trò của người nghệ nhân và từ đó giúp cho di sản văn hóa của chúng ta, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể sẽ có sức sống, sẽ tồn tại bền vững trong cộng đồng cũng như phát huy phát triển kinh tế xã hội của đất nước".
Theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế: "Các nghệ nhân văn hóa dân gian cần được quan tâm đúng mức để khơi dậy, sáng tạo tiềm năng của chính họ để cống hiến cho các thế hệ tiếp theo. Đồng thời, cũng cần có các biện pháp để giữ được giá trị văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam".
Sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản là kịp thời và cần thiết. Chỉ khi luật bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, khi ấy, những vấn đề còn vướng mắc từ thực tiễn đối với câu chuyện di sản văn hóa mới mong được tháo gỡ.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0